Xử phạt vi phạm hành chính là khái niệm được nhắc đến nhiều trong các vụ việc liên quan đến các vi phạm hành chính bị áp dụng xử phạt. Vậy xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020 đã nêu khái niệm về xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Xử lý vi phạm hành chính, các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
“a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
…b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;…”
“2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính…”
Lưu ý:
– Đối với những biện pháp như biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có quy định riêng về đối tượng bị áp dụng biện pháp này
– Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.
Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại Điều 11 Luật này, nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì không bị xử phạt vi phạm hành chính:
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
– Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.
Vậy nếu các vi phạm hành chính thuộc 05 trường hợp nêu trên thì không bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính.
Xem thêm: