Thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội đã và đang được nhiều cá nhân, tổ chức đặc biệt quan tâm đến. Do Hà Nội là một thị trường lớn, giàu tiềm năng phát triển là nơi mà các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có thể đầu tư vào những lĩnh vực ngành nghề khác nhau đem lại nguồn lợi nhuận lớn
Thành lập doanh nghiệp hiện nay không phải là một vấn đề quá khó khăn và phức tạp, tuy nhiên để thành lập được một doanh nghiệp tại Hà Nội, đem lại lợi nhuận và sức cạnh tranh cao phù hợp với mặt hàng kinh doanh, thì đó lại là một nỗi băn khoăn, chắc trở đối với nhiều người.
Để trả lời cho những băn khoăn đó, quý độc giả có thể tham khảo bài viết chúng tôi dưới đây về vấn đề lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội? Những nội dung cần thiết khi thành lập doanh nghiệp? Một hồ sơ thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì? Các bước trong thủ tục thành lập doanh nghiệp như thế nào?
Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội gồm những nội dung gì?
Để thành lập công ty tại Hà Nội người tư vấn cần lưu ý một số nội dung dưới đây cho các khách hàng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp.
– Để thành lập được doanh nghiệp tại Hà Nội thì khách hàng phải nằm trong đối tượng được phép thành lập doanh nghiệp bao gồm các thành phần sau đây:
+ Cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài có đầy đủ năng lực hành vi dân sự không thuộc đối tượng pháp luật quy định không được phép thành lập doanh nghiệp như:
Cán bộ, công chức, viên chức là những người giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước được nhà nước trao quyền thực hiện một số nhiệm vụ về quản lý điều hành trong lĩnh vực nhất định.
Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng là những người có trình độ chuyên môn hoạt động trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
Các cán bộ, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, là người được tuyển chọn làm trong những doanh nghiệp được thành lập 100% vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Người đang chấp hành hình phạt cải tạo, chấp hành hình phạt tù cũng thuộc đối tượng k được thành lập doanh nghiệp.
Người chưa thành niên tức là chưa đủ mười tám tuổi, người nghiện chất kích thích như ma túy, rượu, bia, người bị bệnh tâm thần, người bị Tòa tuyên là không có năng lực hành vi dân sự.
+ Tổ chức trong nước hoặc nước ngoài có tư cách pháp nhân trừ một số trường hợp pháp luật không cho phép thành lập doanh nghiệp như sau:
Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân không được phép sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập doanh nghiệp đem lại lợi nhuận, tư lợi riêng cho đơn vị, cơ quan mình.
Tổ chức không có tư cách pháp nhân là những tổ chức không được thành lập hợp pháp, không có tài sản cá nhân tách biệt với tài sản tổ chức, không có cơ quan điều hành, không tự chịu trách nhiệm phát sinh trong quá trình hoạt động của mình.
– Lưu ý thành lập doanh nghiệp lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh. Phân tích những ưu điểm lợi thế từng loại hình doanh nghiệp, nhược điểm của loại hình doanh nghiệp đó với ngành nghề kinh doanh, để lựa chọn ra mô hình doanh nghiệp phù hợp nhất, đem lại lợi ích lớn nhất.
Ngành nghề kinh doanh không thuộc những trường hợp pháp luật cấm kinh doanh như hành nghề mại dâm, buôn ma túy, buôn bán người, buôn bán nội tạng người,..
– Về vấn đề tên gọi của doanh nghiệp tuân theo quy định của pháp luật có đủ nội dung về tên riêng và loại hình doanh nghiệp.
Đồng thời cũng cần tránh tên gọi dễ gây hiểm lầm, nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác, trùng với tên cơ quan nhà nước. Nên chọn những tên doanh nghiệp ngắn gọn, gắn với ngành nghề kinh doanh hoặc tên riêng địa danh, tạo được ấn tượng đặc biệt.
– Tư vấn về thành phần hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập một doanh nghiệp. Tùy vào từng ngành nghề, loại hình doanh nghiệp mà nội dung trong bộ hồ sơ sẽ có sự khác biệt, theo đó người thành lập doanh nghiệp sẽ chịu mọi trách nhiệm về nội dung trong hồ sơ trước pháp luật.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội
Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ thành lập doanh nghiệp có những quy định khác nhau, nhưng nhìn chung một bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp sẽ bao gồm những thành phần sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, theo mẫu do Bộ kế hoạch và đầu tư quy định và ban hành. Trong đó doanh nghiệp sẽ ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp được quy định trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
– Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu của chủ doanh nghiệp, các thành viên, cổ đông của công ty.
– Đối với các nhà đầu tư nước ngoài cần cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Trường hợp là tổ chức thì cần có giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc giấy tờ khác có hiệu lực tương đương.
– Văn bản quy định cụ thể điều lệ của doanh nghiệp.
– Bản danh sách các thành viên của doanh nghiệp, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Tại cụ thể mỗi loại hình doanh nghiệp có quy định cụ thể về những giấy tờ cần chuẩn bị khác nhau, nhưng nhìn chung luật pháp hiện nay cũng đã cụ thể hóa và đơn giản hóa những giấy tờ cẩn thiết để đăng ký thành lập doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các cá nhân tổ chức có thể thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Xem thêm:
Đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH 1 TV
Thủ tục người nước ngoài mua lại Doanh nghiệp Việt Nam
Các bước thành lập doanh nghiệp tại hà Nội
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ như chúng tôi đã chia sẻ như trên các các nhân, tổ chức phải trải qua các bước sau để thành lập một doanh nghiệp tại Hà Nội:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký
Các cá nhân, tổ chức cụ thể người thành lập doanh nghiệp, hoặc người được ủy đến trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh tại Hà Nội nộp hồ sơ, hoặc có thể nộp hồ sơ thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp trực tuyến.
Việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cá nhân, tổ chức thực hiện đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, tạo nên sự chủ động, tính trách nhiệm trong việc thành lập doanh nghiệp của các cá nhân, tổ chức có nhu cầu.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận khi có đầy đủ các giấy tờ trong bộ hồ sơ như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, ghi tên doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật, có đầy đủ thông tin địa chỉ cách thức liên hệ với người đến nộp hồ sơ và thực hiện nộp phí, lệ phí theo quy định pháp luật.
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của các cá nhân tổ chức, thì Phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy biên nhận việc đã tiếp nhận hồ sơ cho người các nhân nộp hồ sơ.
Giấy biên nhận việc đã tiếp nhận hồ sơ là thời điểm bắt đầu xác định ngày cơ quan thẩm quyền làm việc và xác nhận tính hợp lệ hồ sơ của doanh nghiệp, sau đó trả kết quả cho cá nhân tổ chức thực hiện đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Xử lý hồ sơ, trả kết quả đăng ký doanh nghiệp
Sau khi đã tiếp nhận hồ sơ, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cụ thể xác thực, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và nhập thông tin của doanh nghiệp trong bộ hồ sơ lên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau ba ngày làm việc từ ngày trao giấy biên nhận việc nhận hồ sơ, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ trả kết quả cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng đăng ký doanh nghiệp cho người thành lập doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ ghi nhận thông tin tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp, họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu của người đại diện doanh nghiệp, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan sẽ thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp, hoặc người được ủy quyền về lý do, trường hợp cần sửa đổi bổ sung thì ghi rõ vấn đề cẩn được sửa đổi và bổ sung.
Trường hợp nếu hết thời hạn trả kết quả như đã nêu ở trên mà cơ quan có thẩm quyền chưa trả lời cho cá nhân thành lập doanh nghiệp, thì họ có quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật khiếu nại và tố cáo.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều đơn vị có thể hỗ trợ, tư vấn về thủ tục, điều kiện để thành lập doanh nghiệp. Với chi phí và cách thức làm việc của mỗi trung tâm, đơn vị tư vấn hoàn toàn khác nhau.
Luật Dân Việt hiện nay là một đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp hàng đầu và có uy tín. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, năng động, giàu kinh nghiệm, chuyên môn luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Tư vấn thành lập doanh nghiệp là dịch vụ chính và nổi bật của Luật Dân Việt, với nhiều năm qua đã tư vấn, đồng hành và nhận được sự tin tưởng của hàng nghìn khách hàng trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp.
Đến với Chúng tôi, Quý khách hàng sẽ được tư vấn đầy đủ, cụ thể về điều kiện thành lập doanh nghiệp, tư vấn về lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh, đem lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp. Hay vấn đề về tên gọi doanh nghiệp, địa chỉ đăng ký doanh nghiệp, vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Hỗ trợ việc hoàn thiện hồ sơ, thực hiện nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền, làm việc với cơ quan thẩm quyền khi cần thiết.
Với dịch vụ uy tín, đảm bảo và tin cậy thì Luật Dân Việt sẽ là nơi mà các cá nhân, tổ chức còn chưa rõ, hay đang phân vân về đăng ký doanh lựa chọn và đồng hành trên từng công đoạn trong đăng ký doanh nghiệp.