Mẫu Quyết định thành lập văn phòng đại diện mới nhất

Nhằm giúp cho các công ty, doanh nghiệp có thể thực hiện được thủ tục thành lập văn phòng đại diện một cách nhanh chóng và thuận tiện, bài viết sau sẽ cung cấp mẫu quyết định thành lập văn phòng đại diện mới nhất

Hiện nay nhu cầu mở rộng thị trường của các công ty, doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Theo đó việc mở thêm các văn phòng đại diện luôn được lựa chọn.

Công ty, doanh nghiệp có quyền thành lập văn phòng đại diện ở trong nước và ở ngoài nước. Bài viết dưới đây của Luật Dân Việt sẽ hướng dẫn về mẫu quyết định thành lập văn phòng đại diện mới nhất.

Văn phòng đại diện là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 thì văn phòng đại diện là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, nhiệm vụ của văn phòng đại diện là đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích này.

Tên của văn phòng đại diện được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể sử dụng các chữ cái F, J, Z, W, bằng chữ số và bằng ký hiệu. Ngoài ra tên được sử dụng để đặt cho văn phòng đại diện không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty, doanh nghiệp đã đặt trước đó.

Tên văn phòng đại diện phải có tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ văn phòng đại diện. Tên của văn phòng đại diện được viết hoặc gắn tại trụ sở của văn phòng đại diện.

Công ty, doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.

Ai có quyền quyết định thành lập văn phòng đại diện?

Những người có quyền quyết định thành lập văn phòng đại diện là hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Chủ sở hữu công ty nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; hội đồng quản trị nếu là công ty cổ phần; các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Như vậy tùy thuộc vào mô hình tổ chức của công ty, doanh nghiệp thì những người có quyền quyết định thành lập văn phòng đại diện là khác nhau.

Khi thành lập văn phòng đại diện thì công ty, doanh nghiệp phải gửi thông báo thành lập văn phòng đại diện đến phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện, nội dung thông báo gồm có:

– Mã số doanh nghiệp;

– Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, doanh nghiệp;

– Tên của văn phòng đại diện dự định thành lập;

– Thông tin về địa chỉ trụ sở chính của văn phòng đại diện;

– Nội dung và phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện;

– Thông tin đăng ký thuế;

– Thông tin người đứng đầu văn phòng đại diện như họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

– Họ và tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Ngoài ra kèm theo thông báo cần có quyết định hoặc bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng thành viên nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của chủ sở hữu công ty hoặc của hội đồng thành viên nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập văn phòng đại diện.

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện (bản sao);

– Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu văn phòng đại diện theo quy định (bản sao).

Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận văn phòng đại diện trong thời hạn là ba ngày làm việc từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và có nêu rõ lý do.

Mẫu quyết định thành lập văn phòng đại diện mới nhất

Nhằm giúp cho các công ty, doanh nghiệp có thể thực hiện được thủ tục thành lập văn phòng đại diện một cách nhanh chóng và thuận tiện, bài viết sau sẽ cung cấp mẫu quyết định thành lập văn phòng đại diện mới nhất.

Hiện nay chưa có mẫu quy định cụ thể về vấn đề này, nhưng khi soạn thảo mẫu quyết định thành lập văn phòng đại diện cần có các nội dung:

– Quốc hiệu tiêu ngữ: Đây là phần không thể thiếu trong quyết định;

– Ngày, tháng, năm ban hành quyết định;

– Tên quyết định và nội dung của quyết định

Nội dung quyết định gồm các thông tin: Tên văn phòng đại diện; địa chỉ văn phòng đại diện; ngành, nghề đăng ký hoạt động; họ tên người đứng đầu văn phòng đại diện;…

– Người ra quyết định ký tên.

Như vậy nội dung của quyết định thành lập văn phòng đại diện cần có đầy đủ các nội dung như trên.

>>>>> Tham khảo: Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại việt nam

Hướng dẫn soạn quyết định thành lập văn phòng đại diện

Để thành lập văn phòng đại diện thì công ty, doanh nghiệp cần phải ra quyết định thành lập văn phòng đại diện. Khi soạn thảo quyết định thành lập văn phòng đại diện cần lưu ý một số nội dung dưới đây:

– Đầu tiên là phần quốc hiệu tiêu ngữ: quốc hiệu và tiêu ngữ ở phía bên phải của văn bản; dưới quốc hiệu, tiêu ngữ là ngày tháng năm ra quyết định. Phía bên trái là tên công ty, số quyết định;

– Tên quyết định: chữ QUYẾT ĐỊNH phải viết in hoa, dưới quyết định là nội dung (Về việc thành lập văn phòng đại diện);

– Căn cứ để ra quyết định: Căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014; Căn cứ vào Điều lệ của công ty…..; Xét tình hình kinh doanh của công ty;

– Tiếp theo là phần nội dung quyết định:

Quyết định về việc thành lập văn phòng đại diện; thông tin về tên của văn phòng đại diện; địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện; ngành, nghề đăng ký hoạt động;

Bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện: Thông tin người đứng đầu văn phòng đại diện như họ và tên; số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, ngày tháng năm cấp; nơi đăng ký hộ khẩu hường trú;…

Tiếp theo là họ và tên người có trách nhiệm tiến hành các thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

Những người có trách nhiệm thi hành quyết định thành lập văn phòng đại diện của công ty doanh nghiệp (Ví dụ: người đại diện theo pháp luật của công ty; người đứng đầu văn phòng đại diện của công ty);

– Thời gian quyết định thành lập văn phòng đại diện có hiệu lực;

– Người có thẩm quyền ra quyết định ký, ghi rõ họ và tên.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan