Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh là một trong những tài liệu trong hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để tìm hiểu thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh.
Một doanh nghiệp được thành lập, trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ thể hiện có 1 tên gọi, 1 địa chỉ trụ sở chính, 1 số vốn điều lệ (Các thông tin này có thể thay đổi trong quá trình hoạt động nhưng thể hiện thông tin trên đăng ký kinh doanh thì luôn chỉ một) nhưng lại có thể đăng ký nhiều ngành, nghề kinh doanh.
Khi có nhu cầu muốn bổ sung hay thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện thông báo thay đổi lên cơ quan Nhà nước để đảm bảo tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định pháp luật Doanh nghiệp.
Ngành nghề kinh doanh là gì? Tại sao phải thay đổi ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh chính là danh mục các ngành nghề khi thành lập công ty phải đăng ký với cơ quan Nhà nước để hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh đó. Đây là các ngành nghề kinh doanh cấp 4 trong Bảng mã ngành nghề kinh tế Việt Nam (Quyết định 27/2018/ QĐ –TTG).
Khi thành lập công ty, doanh nghiệp đã phải đăng ký các ngành nghề kinh doanh và khi nào doanh nghiệp cần thay đổi các ngành nghề kinh doanh?
– Khi doanh nghiệp muốn mở rộng các mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh của công ty
– Khi nhu cầu của thị trường, của khách hàng luôn đòi hỏi những mặt hàng mới mà doanh nghiệp chưa đăng ký kinh doanh
– Công ty đã thực hiện kinh doanh một số ngành nghề chưa đăng ký kinh doanh nên cần phải thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh nếu không muốn bị xử phạt
– Doanh nghiệp muốn bỏ các ngành nghề kinh doanh không trong lộ trình hoạt động của doanh nghiệp hoặc các ngành nghề yêu cầu giấy phép mà doanh nghiệp chưa có.
– Doanh nghiệp muốn sửa đổi chi tiết ngành nghề kinh doanh đã đăng ký, mở rộng phạm vi trong một hoặc một nhóm ngành kinh doanh
Lưu ý: Trong trường hợp doanh nghiệp tự ý kinh doanh các ngành nghề kinh doanh mà chưa thông báo với Cơ quan Nhà nước, mức phạt chậm thông báo theo quy định tại Điều 25 Nghị định 50/2016/NĐ-CP như sau:
– Phạt tiền từ 1 triệu đồng – 5 triệu đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn từ 01 – 30 ngày.
– Phạt tiền từ 5 triệu đồng – 10 triệu đồng với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn từ 31 – 90 ngày.
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng – 15 triệu đồng khi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
Chính vì thế, doanh nghiệp cần thực hiện việc đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật thì mới có thể yên tâm hoạt động kinh doanh ngành nghề đó, tránh bị xử lý vi phạm hành chính.
Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh gồm những gì?
Doanh nghiệp cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ thay đổi ngành, nghề kinh doanh để nộp lên cơ quan Nhà nước. Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh theo đúng quy đinh:
- Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh công ty TNHH 1 thành viên
– Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh
– Quyết định của chủ sở hữu công ty;
– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục này;
- Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh công ty TNHH 2 thành viên;
– Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh
– Quyết định thay đổi của Hội đồng thành viên;
– Biên bản họp thay đổi ngành nghề kinh doanh của Hội đồng thành viên;
– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục này;
- Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần
– Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh
– Quyết định thay đổi của Đại Hội đồng cổ đông công ty;
– Biên bản họp thay đổi của Đại Hội đồng cổ đông công ty;
– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục này
*Lưu ý:
– Các biểu mẫu trong hồ sơ được quy định chi tiết tại Thông tư 02/2019/TT-BKHDT, khách hàng cần thực hiện soạn thảo hồ sơ theo đúng form mẫu để tránh việc bị Sở kế hoạch thông báo sửa đổi
– Vì đây là thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty nên trong Thông báo, quyết định và biên bản họp thay đổi cần ghi đầy đủ thông tin của ngành nghề kinh doanh mà công ty dự định bổ sung, loại bỏ hoặc thay đổi chi tiết ngành nghề
– Trong trường hợp, ngành nghề kinh doanh muốn bổ sung là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần trích dẫn đầy đủ quy định của pháp luật chuyên ngành
– Trường hợp ngành nghề kinh doanh muốn bổ sung yêu cầu vốn pháp định mà vốn điều lệ của công ty chưa đáp ứng , doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ phù hợp.
Thay đổi ngành nghề kinh doanh ở đâu?
Khi doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh, bước tiếp theo là doanh nghiệp cần nộp bộ hồ sơ đó đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ : Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời gian xử lý: 03-05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, Thời gian có thể kéo dài hơn trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung.
Mẫu thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh mới nhất (Phụ lục II-1, Thông tư 02/2019 TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp)
TÊN DOANH NGHIỆP ——– |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: …/……. | ………, ngày… … tháng… … năm 2020 |
THÔNG BÁO
Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố………….
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ……………………………………………………………………
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ……………………..
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế): …………………………………………………………..
Ngày cấp: ……/ …… / …….. Nơi cấp: …………….
Doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp/thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:
(Doanh nghiệp chọn và kê khai vào trang tương ứng với nội dung đăng ký/thông báo thay đổi và gửi kèm)
THÔNG BÁO THAY ĐỔI NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH
- Bổ sung ngành, nghề kinh doanh sau (kê khai trong trường hợp doanh nghiệp thông báo bổ sung ngành, nghề kinh doanh vào danh sách ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh):
STT | Tên ngành, nghề kinh doanh được bổ sung | Mã ngành | Ghi chú |
- Bỏ ngành, nghề kinh doanh sau (kê khai trong trường hợp doanh nghiệp thông báo bỏ ngành, nghề kinh doanh khỏi danh sách ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh):
STT | Tên ngành, nghề kinh doanh được bỏ khỏi danh sách đã đăng ký | Mã ngành | Ghi chú |
- Sửa đổi chi tiết ngành, nghề kinh doanh sau (kê khai trong trường hợp doanh nghiệp thông báo thay đổi nội dung chi tiết của ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh):
STT | Tên ngành, nghề kinh doanh được sửa đổi chi tiết | Mã ngành | Ghi chú |
□ Đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp đối với các thông tin thay đổi nêu trên. (Đánh dấu X vào ô vuông nếu doanh nghiệp có nhu cầu được cấp Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp).
Trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ, đề nghị Quý Phòng đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Thông báo này.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP (Ký, ghi họ tên)6 |
Hướng dẫn soạn thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh
Phần thông tin cơ bản của doanh nghiệp
Trước khi tiến hành bất kỳ thay đổi nào về đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp cần điền các thông tin cơ bản của doanh nghiệp vào thông báo thay đổi :
– Tên doanh nghiệp : Đây là tên Tiếng Việt của doanh nghiệp
– Mã số doanh nghiệp hoặc Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh : Những thông tin này có ở trên hệ thống đăng ký kinh doanh hoặc trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Thông tin nơi gửi là Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp nộp hồ sơ
Phần thông tin nội dung của thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh
Do nội dung thay đổi ngành nghề kinh doanh là việc bổ sung ngành nghề kinh doanh mới, bỏ ngành nghề kinh doanh đã đăng ký và sửa đổi chi tiết ngành nghề kinh doanh. Với mỗi doanh nghiệp, việc thay đổi ngành nghề kinh doanh luôn khác nhau, có doanh nghiệp chỉ bổ sung thêm ngành , nghề mà không bỏ ngành nghề , có doanh nghiệp chỉ thực hiện việc thay đổi chi tiết ngành nghề,….
Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định rõ nội dung mà công ty dự định thay đổi ngành nghề là gì, sau đó sẽ thực hiện điền các thông tin vào bảng thay đổi.
– Trường hợp doanh nghiệp thay đổi ngành, nghề kinh doanh từ ngành này sang ngành khác, doanh nghiệp kê khai đồng thời tại mục 1, 2 nêu trên, cụ thể như sau: kê khai ngành, nghề kinh doanh mới tại mục 1; kê khai ngành, nghề kinh doanh cũ tại mục 2.
– Trường hợp doanh nghiệp thay đổi ngành, nghề kinh doanh chính từ ngành này sang ngành khác nhưng không thay đổi danh sách ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký, doanh nghiệp thực hiện cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT.
Lưu ý :
– Mã ngành và tên ngành là mã ngành cấp 4 theo hệ thống ngành nghề kinh doanh ban hành theo Quyết định 20/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
– Khi đăng ký bổ sung các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc chịu sự quản lý của Luật chuyên ngành , doanh nghiệp phải trích dẫn quy định của pháp luật chuyên ngành. Đồng thời doanh nghiệp phải thực hiện xin giấy phép con với các ngành nghề có yêu cầu sau khi thành lập công ty để hoạt động kinh doanh hợp pháp.
– Khi bỏ ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần điền đầy đủ tên ngành nghề, mã ngành nghề doanh nghiệp muốn bỏ.
– Khi đăng ý bổ sung chi tiết ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần điền đầy đủ tên ngành, mã ngành nghề kinh doanh đã đăng ký. Chi tiết mà doanh nghiệp thêm vào phải đáp ứng nội dung theo luật định, đồng thời trích dẫn quy định của pháp luật chuyên ngành ( nếu có)