9 Điều Kiện Thành Lập Doanh Nghiệp Cần Nhớ

Doanh nghiệp là cụm từ không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Không chỉ đơn thuần là một pháp nhân kinh tế, doanh nghiệp còn là một pháp nhân xã hội. Cá nhân, tổ chức không thể thành lập một cách tự phát mà cần đảm bảo đúng quy định của pháp luật cũng như đáp ứng được những điều kiện cụ thể.

Khởi nghiệp chưa bao giờ là chuyện đơn giản với những ai còn chưa nắm rõ các kiến thức pháp lý liên quan đến thành lập doanh nghiệp. Nhiều khách hàng vẫn loay hoay tìm câu trả lời cho câu hỏi “thành lập công ty ở đâu?”, “thành lập doanh nghiệp như thế nào và cần những gì?”, “thành lập doanh nghiệp cần những điều kiện gì?”… Là người bạn đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong suốt những năm qua, Luật Dân Việt hiểu được những vướng mắc mà khách hàng gặp phải và luôn biết cách tháo gỡ những vướng mắc đó.

dieu-kien-thanh-lap-doanh-nghiep

Điều kiện về chủ sở hữu, thành viên công ty, thành viên cổ đông sáng lập

Theo quy định tại Điều 18, Luật Doanh nghiệp 2020, mọi cá nhân và tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp, trở thành chủ sở hữu công ty (Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân), thành viên công ty (Công ty TNHH 2 thành viên), cổ đông sáng lập (Công ty cổ phần), thành viên công ty hợp danh… trừ các trường hợp:

– Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp…

– Người chưa thành niên, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự…

Quy định về số lượng thành viên, chủ sở hữu

– Công ty TNHH 1 thành viên: 1 chủ sở hữu là cá nhân hoặc tổ chức

– Công ty TNHH 2 thành viên: Tối thiểu 2 thành viên, tối đa 50 thành viên, thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức

– Công ty cổ phần: Tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, có thể là cá nhân hoặc tổ chức, không hạn chế số lượng tối đa

– Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ sở hữu

Khi không đáp ứng được số lượng thành viên, doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi hoặc đăng ký sang một loại hình công ty khác.

Điều kiện về đặt tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp là cách phân biệt công ty này với công ty khác, nó còn thể hiện được vị thế của công ty đó với khách hàng và vị thế trên thương trường kinh doanh. Chính vì thế đặt tên cho doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều đầu tư. Tuy nhiên, không thể đặt tên công ty bừa bãi do tên công ty cũng phải được đặt theo đúng quy định của pháp luật doanh nghiệp.

Cụ thể tại Điều 38 và Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải được đặt phù hợp với thuần phong mỹ tục, không được đặt tên gây nhầm lẫn hoặc trùng với tên gọi của các ty khác.

Tên công ty bao gồm 2 thành tố: Tên loại hình + tên công ty. Ví dụ: Công ty TNHH ABC hoặc Công ty Cổ phần XYZ…

Điều kiện về địa chỉ trụ sở chính

Pháp luật doanh nghiệp đã quy định địa chỉ doanh nghiệp phải được thể hiện rõ ràng và chính xác bao gồm đầy đủ các thông tin: Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn; Xã/phường/thị trấn; Quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; Tỉnh/thành phố.

Đồng thời doanh nghiệp không được thành lập tại địa chỉ là nhà tập thể, chung cư (Ngoại trừ chung cư cho phép mở văn phòng phải có giấy tờ chứng minh). Trường hợp văn phòng đi thuê phải có văn bản hoặc hợp đồng cho thuê, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất…

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Pháp luật cho phép doanh nghiệp đăng ký kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Khi đăng ký các ngành nghề, khách hàng phải sử dụng mã ngành cấp 4 tại Bảng mã ngành nghề Việt Nam (Ban hành kèm Quyết định 27/2018/QĐ-ttg)

Do bảng mã ngành nghề hiện nay là khá nhiều, đồng thời khách hàng có thể có nhu cầu đăng ký nhiều ngành nghề song chưa nắm được mã ngành nghề là gì, Luật Dân Việt sẽ hỗ trợ đăng ký tất cả các ngành nghề mà khách hàng có nhu cầu kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp, đảm bảo đầy đủ và chính xác nhất.

Điều kiện về vốn điều lệ công ty

Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa mà công ty phải đăng ký. Trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật yêu cầu phải có đủ vốn pháp định (Tức các ngành nghề phải có đủ số vốn mà pháp luật quy định, công ty mới có thể đăng ký kinh doanh nghành nghề đó.)

Mức vốn điều lệ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng:

– Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: Nộp 3.000.000/năm

– Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: Nộp 2.000.000/năm

Thời hạn góp vốn điều lệ là 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Xem thêm:

Điều Kiện Thành Lập Công Ty Bảo Hiểm

Điều Kiện Thành Lập Công Ty Chứng Khoán

Thành Lập Công Ty Chế Biến Thực Phẩm

Thành lập doanh nghiệp cần thực hiện những bước nào?

Bước 1: Chuẩn bị thông tin về doanh nghiệp và giấy tờ cần thiết

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Bước 4: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh và thực hiện thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

Hơn hết, nếu khách hàng vẫn chưa nắm rõ được các bước cần thiết để thành lập doanh nghiệp, Luật Dân Việt là sự lựa chọn tối ưu nhất để hỗ trợ trực tiếp khách hàng mọi vấn đề liên quan đến thành lập công ty. Chúng tôi sẽ:

– Tư vấn khách hàng lựa chọn các thông tin ban đầu về doanh nghiệp như: Tên gọi, địa chỉ công ty, ngành nghề kinh doanh, loại hình công ty, vốn…

– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, đảm bảo hồ sơ chính xác và đầy đủ;

– Nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước và trực tiếp theo dõi hồ sơ;

– Nhận kết quả đăng ký kinh doanh, con dấu pháp nhân , giao trực tiếp đến khách hàng;

– Hướng dẫn và thực hiện các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp;

– Hỗ trợ khách hàng các dịch vụ pháp lý có liên quan như sở hữu trí tuệ, giấy phép, đầu tư…

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm những gì?

Để có thể thành lập doanh nghiệp một cách hợp pháp, hồ sơ thành lập doanh nghiệp là giấy tờ quan trọng và cần thiết nhất. Nó chứa đựng các thông tin về loại hình, thành viên, tên gọi… của công ty, là tiền đề cho việc tạo lập thông tin cho doanh nghiệp sau này.

Khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Dân Việt bản sao công chứng giấy tờ cá nhân của khách hàng hoặc thành viên công ty, chúng tôi sẽ trực tiếp soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo những yêu cầu mà khách hàng đưa ra.

Bộ hồ sơ thành lập công ty cần những giấy tờ sau :

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;

– Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực;

Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định ủy quyền của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;

– Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;

– Văn bản ủy quyền và chứng minh nhân dân cho người được ủy quyền thành lập công ty;

– Các giấy tờ, văn bản khác nếu có (Luật Dân Việt sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị trong từng trường hợp);

*Lưu ý: Các biểu mẫu liên quan đến giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp và danh sách cổ đông/thành viên công ty phải sử dụng theo mẫu tại Phụ lục Thông tư: 01/2021/TT-BKHĐT

Nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký kinh doanh

Khách hàng khi nộp hồ sơ thành lập công ty sẽ phải nộp thêm 1 khoản lệ phí công bố thông tin là 200.000 đồng. Tuy nhiên khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Luật Dân Việt, doanh nghiệp sẽ không phải nộp khoản lệ phí này.

Sau 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, chúng tôi sẽ bàn giao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tới khách hàng, kèm theo đó là con dấu công ty và con dấu của người đại diện theo pháp luật.

*Lưu ý: Cần chuẩn bị các vấn đề sau thành lập doanh nghiệp để hạn chế rủi ro pháp lý:

– Đặt con dấu pháp nhân của công ty, công bố mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin quốc gia để đăng ký mẫu con dấu

– Làm biển tên và treo biển tên tại địa chỉ trụ sở chính

– Mở tài khoản ngân hàng và thông báo về tài khoản ngân hàng

– Đăng ký dịch vụ chữ ký số và cài đặt chữ ký số điện tử

– Đăng ký nộp thuế điện tử

– Kê khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài

– Đăng ký đặt in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn

– Kê khai và nộp thuế GTGT theo quý, kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, báo cáo thuế cuối năm

Tại sao nên lựa chọn Luật Dân Việt để thành lập doanh nghiệp?

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, chúng tôi luôn cố gắng cập nhật các văn bản, quy định pháp luật mới nhất nhằm đảm bảo mọi vấn đề pháp lý luôn đúng và chính xác nhất. Cộng với đội ngũ luật sư, chuyên viên luật tận tụy, trách nhiệm và chuyên môn cao, mọi thắc mắc, yêu cầu dịch vụ của khách hàng luôn được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời .

Chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói. Tức khách hàng chỉ cần yêu cầu dịch vụ và cung cấp một số giấy tờ, mọi vấn đề còn lại Luật Dân Việt sẽ thực hiện trực tiếp.

Chúng tôi cam kết thực hiện thành lập doanh nghiệp trong 2 – 6 ngày làm việc, đảm bảo nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Khách hàng có nhu cầu muốn được tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật Dân Việt, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan