Đăng ký nhãn hiệu độc quyền sẽ giúp khách hàng được độc quyền sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm mình đã đăng ký, mọi hành vi sử dụng nhãn hiệu tương tự hoặc trùng với nhãn hiệu đã đăng ký đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và có thể bị xử lý hành chính, dân sự hoặc hình sự phụ thuộc vào hành vi vi phạm.
Vì sao phải đăng ký nhãn hiệu độc quyền?
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ khi đưa ra thị trường đều có tên gọi riêng để giúp khách hàng, người sử dụng nhận biết được thông tin sản phẩm và thông tin chủ sở hữu của sản phẩm. Từ đó sẽ quyết định việc có hay không sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Ví dụ: Khi có ý định mua xe ô tô, chúng ta thường sẽ chọn những xe của Honda. Như vậy Honda chính là dấu hiệu để chúng ta phân biệt được với những chiếc xe của YAMAHA.
Khi một sản phẩm hoặc 1 dịch vụ đã phát triển và có doanh thu ổn định, dẫn đến tình trạng nhiều đối thủ tìm cách gây những bất ổn hoặc lợi dụng để làm những sản phẩm mang nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu đã sử dụng nhằm trục lợi.
Do đó, với mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ, trước khi sản xuất, kinh doanh và đưa ra thị trường, chủ sở hữu cần ý thức việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm đó. Việc đăng ký sẽ giúp cho chủ sở hữu ngăn chặn thành công mọi hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký, giúp cho khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm mang nhãn hiệu của chủ sở hữu.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền được thực hiện như thế nào?
Quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền được thực hiện theo nhiều bước khác nhau. Chúng tôi sẽ tư vấn quy trình đăng ký nhãn hiệu để giúp khách hàng hiểu và có thể tự chủ động việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Cụ thể như sau:
1. Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu độc quyền
– Để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, khách hàng có thể tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước khi chính thức nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Kết quả tra cứu sẽ cho thấy nhãn hiệu có trùng hay tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được bảo hộ hay nộp đơn trước đó hay không. Từ đó khách hàng có thể sửa đổi nhãn hiệu nếu bị trùng hoặc tương tự hoặc có thể yên tâm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền luôn.
– Kết quả tra cứu sẽ có trong 02 ngày làm việc.
– Chi phí cho việc tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu sẽ phụ thuộc vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu muốn độc quyền và chi phí tối thiểu cho việc tra cứu 600.000 VND/01 nhóm sản phẩm/dịch vụ
Lưu ý: Việc tra cứu không bắt buộc. Tuy nhiên, để tránh mất thời gian đăng ký cũng như để đảm bảo tránh mọi rủi ro khi sử dụng nhãn hiệu, quý khách hàng nên tiến hành tra cứu trước khi chính thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
2. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ
Việc nộp đơn đăng ký sẽ được thực hiện theo hình thức chủ sở hữu tiến hành thủ tục cần thiết để tự nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc ủy quyền cho tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền.
Với đặc thù và sự phức tạp của quá trình thẩm định đơn đăng ký, chúng tôi tư vấn và khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Tổ chức đại diện quyền sở hữu công nghiệp để thay mặt cho khách hàng nộp đơn đăng ký.
3. Thời gian nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền
– Soạn thảo hồ sơ và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam: 2 – 3 ngày.
– Thẩm định hình thức, nội dung và cấp văn bằng bảo hộ: 16 – 18 tháng.
– Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền: 02 – 03 tháng.
Các tài liệu cần thiết để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:
– Mẫu nhãn hiệu (File mềm JPEG);
– Giấy ủy quyền của khách hàng cho Luật Dân Việt để Luật Dân Việt đại diện cho khách hàng thực hiện toàn bộ các công việc liên quan (Mẫu do Luật Dân Việt cung cấp);
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của cục Sở hữu trí tuệ
4. Chi phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Chi phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền như sau:
Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm, dịch vụ)
+ Nếu nộp đơn trên 6 sản phẩm, dịch vụ trong 1 nhóm, nộp thêm cho mỗi sản phẩm, dịch vụ từ thứ 7 trở đi |
180.000 đ
30.000 đ |
Lệ phí thẩm định nội dung đơn (cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm, dịch vụ)
+ Nếu đơn có trên 6 sản phẩm, dịch vụ trong 1 nhóm, nộp thêm cho mỗi sản phẩm, dịch vụ từ thư 7 trở đi |
360.000 đ
60.000 đ |
Lệ phí đăng bạ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu | 120.000 đ |
Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu | 120.000 đ |
Lệ phí bổ sung cho mỗi nhóm, từ nhóm thứ 2 | 100.000 đ |
Lệ phí công bố giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu | 100.000 đ |
Lệ phí gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (cho mỗi nhóm sản phẩm, dịch vụ) | 660.000 đ |
Lệ phí bổ sung cho nhóm thứ 2 | 450.000 đ |
Lưu ý: Trên đây là lệ phí quốc gia về sở hữu công nghiệp, ngoài ra còn có phí dịch vụ của từng đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp nếu khách hàng nộp đơn qua đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp.
Xem thêm:
Đăng Ký Bảo Hộ Độc Quyền Cho Tài Sản Trí Tuệ Như Thế Nào?
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền của Công ty Luật Dân Việt
– Tiến hành tra cứu khả năng đăng ký, đưa ra ý kiến chuyên môn để sửa đổi bổ sung để tăng khả năng bảo hộ cho nhãn hiệu (trong trường hợp nhãn hiệu của khách hàng tương tự cao với của bên khác đã đăng ký);
– Soạn hồ sơ, ký và đóng dấu hồ sơ, trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục SHTT;
– Theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ, trao đổi với chuyên viên xét nghiệm hồ sơ, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên (nếu có);
– Nhận giấy chứng nhận hoặc khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (áp dụng trong trường hợp CSHTT từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu);
– Theo dõi việc sử dụng nhãn hiệu trên thị trường, trong trường hợp phát hiện đối tượng làm giả, làm nhái, chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng tiến hành biện pháp xử lý hành chính hoặc hình sự để xử lý hành vi xâm phạm;