Đăng ký nhãn hiệu tại Điện Biên là cách thức để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tại Điện Biên nói riêng và trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung.
Điện Biên là một tỉnh miền núi giáp biên giới, cách xa thủ đô Hà Nội, còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt khi làm việc với các cơ quan nhà nước ở Trung ương gặp nhiều trở ngại, ví dụ như thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Điện Biên. Trong bài viết này, Luật Dân Việt sẽ giới thiệu về thủ tục đăng ký nhãn hiệu nói chung để các doanh nghiệp tại Điện Biên có thể nắm rõ.
Có cần thiết phải đăng ký nhãn hiệu?
Đăng ký nhãn hiệu hiện nay không phải là thủ tục bắt buộc cá nhân, doanh nghiệp phải thực hiện. Nhưng với những lợi ích sau đây thì các doanh nghiệp sẽ ngay lập tức thực hiện thủ tục này.
– Thứ nhất, đăng ký nhãn hiệu là việc doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt của sản phẩm do đơn vị mình cung cấp với sản phẩm cùng loại của các đơn vị khác;
– Thứ hai, đăng ký nhãn hiệu là cách thức để hạn chế tối đa những cá nhân, tổ chức lợi dụng uy tín, tên tuổi của doanh nghiệp để thu lợi nhuận bất chính;
– Thứ ba, khi có những tranh chấp xảy ra về xâm phạm nhãn hiệu việc đăng ký nhãn hiệu tại Điện Biên là cách thức chứng minh quyền sở hữu hiệu quả nhất;
– Thứ tư, việc đăng ký nhãn hiệu là một bước đầu tiên trong quá trình xây dựng tên tuổi của doanh nghiệp, tạo uy tín, niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp, với sản phẩm của doanh nghiệp.
Các công đoạn khi đăng ký nhãn hiệu tại Điện Biên
Bước 1: Lên ý tưởng và thiết kế thương hiệu
Doanh nghiệp cần phải thiết kế một nhãn hiệu riêng cho mình. Nhãn hiệu đó phải có khả năng phân biệt với các nhãn hiệu khác, không có dấu hiệu trùng hay tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký hoặc nhãn hiệu nổi tiếng.
Bước 2: Làm hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Khi đăng ký nhãn hiệu doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những tài liệu như sau:
– Mẫu thiết kế nhãn hiệu kèm theo nhóm hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của cơ quan nhà nước ban hành;
– Bản sao có chứng thực đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập;
– Hóa đơn, chứng từ chứng minh việc đã nộp lệ phí đăng ký.
Ngoài những tài liệu như trên, đối với một số trường hợp nhất định thì doanh nghiệp cần phải bổ sung những tài liệu khác phù hợp theo quy định.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Điện Biên
Với những doanh nghiệp có nhu cầu tại Điện Biên có thể tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gián tiếp tại cơ quan gần nhất là Cục Sở hữu trí tuệ ở Hà Nội.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Sau khi nộp hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận và giải quyết thủ tục, hồ sơ sẽ trải qua các giai đoạn: thẩm định hình thức, giai đoạn đăng công báo và giai đoạn thẩm định nội dung.
Trong bước này, chủ đơn phải thường xuyên theo dõi hồ sơ để nếu có những lỗi sai, thiếu sót thì phải chỉnh sửa, bổ sung để đảm bảo thời gian đăng ký không bị kéo dài thêm.
Bước 5: Nhận kết quả đăng ký nhãn hiệu
Nếu hồ sơ đầy đủ, chính xác và đáp ứng được những điều kiện bảo hộ thì sẽ được cơ quan nhà nước cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu.
Trường hợp không sửa đổi hồ sơ khi có thông báo hay không đáp ứng được điều kiện bảo hộ thì cơ quan nhà nước sẽ ra quyết định từ chối bảo hộ nêu rõ lý do.
Xem thêm:
Đăng Ký Mã Vạch Như Thế Nào Để Được Cấp Quyền Sử Dụng?
Chi Phí Đăng Ký Mã Vạch Sản Phẩm Được Tính Như Thế Nào?
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Điện Biên thông qua Luật Dân Việt
Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Sở hữu trí tuệ Dân Việt là một trong những đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ được cấp phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Luật Dân Việt luôn tự tin làm hài lòng tất cả những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, 40+ luật sư chuyên viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm… Do vậy khi doanh nghiệp muốn lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hãy tìm đến Luật Dân Việt.