Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là việc làm rất quan trọng để bảo hộ tài sản trí tuệ. Vậy nhưng không phải ai cũng có thể hiểu thủ tục đăng ký cũng như cách thức thực hiện.
Luật Dân Việt là công ty uy tín hàng đầu hiện nay trong việc tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cho các cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giỏi, dày dặn kinh nghiệm những tư vấn của Luật Dân Việt đã giúp ích rất nhiều cho các cá nhân, tổ chức. Từ đó mọi người có thể biết cách thực hiện thủ tục đạt kết quả cao, đồng thời đưa ra những phương án giải quyết phù hợp.
Các nội dung tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Tùy thuộc vào yêu cầu của cá nhân, tổ chức mà Luật Dân Việt sẽ đưa ra những tư vấn phù hợp. Thông thường ở những bước đầu tiên, chúng tôi sẽ tư vấn khái niệm nhãn hiệu, điều kiện bảo hộ nhãn hiệu, cách phân nhóm sản phẩm, dịch vụ nhãn hiệu đăng ký. Cụ thể như sau:
– Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
– Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
– Nhóm sản phẩm, dịch vụ là gì?
Nhóm sản phẩm, dịch vụ chính là đối tượng để đăng ký nhãn hiệu. Ví dụ: Nhãn hiệu OMO đăng ký độc quyền cho nhóm “bột giặt”.
Xem thêm: Chi phí cách ly tại Việt Nam mới nhất là bao nhiêu?
Tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam về quy trình
Trong quá trình luật sư tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cho cá nhân, tổ chức, chúng tôi sẽ giới thiệu các bước tiến hành thủ tục như sau:
Bước 1: Tư vấn soạn tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Luật Dân Việt sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn tờ khai đăng ký nhãn hiệu, cách phân nhóm, tính phí đăng ký… Trong trường hợp được khách hàng ủy quyền, Luật Dân Việt sẽ soạn tờ khai đăng ký nhãn hiệu và trực tiếp nộp tờ khai đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 2: Theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu
Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp, luật sư sẽ theo dõi tiến trình xem xét đơn đăng ký, thay mặt khách hàng trả lời thông báo từ Cục Sở hữu trí tuệ (nếu có), đóng các khoản phí và thông báo cho khách hàng tiến trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu ở từng giai đoạn khác nhau.
Bước 3: Nhận văn bằng bảo hộ và chuyển giao cho khách hàng
Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, luật sư của chúng tôi sẽ trực tiếp nhận văn bằng bảo hộ và gửi cho khách hàng.
Khi có nhu cầu tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, quý khách hàng hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau để được hỗ trợ: