Đăng ký thương hiệu (dang ky thuong hieu) là việc bắt buộc phải làm để bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và bảo vệ tuyệt đối thương hiệu của mình.
Thương hiệu là dấu hiệu để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của cá nhân/tổ chức này với cá nhân/tổ chức khác. Đăng ký thương hiệu (dang ky thuong hieu) là việc bắt buộc phải làm để bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và bảo vệ tuyệt đối thương hiệu của mình.
Vì sao cần đăng ký bảo hộ thương hiệu?
Tại Việt Nam, ý thức bảo hộ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, cụ thể là thương hiệu còn nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đến việc bảo vệ thương hiệu của mình thông qua việc đăng ký thương hiệu độc quyền dẫn đến rất nhiều trường hợp bị mất thương hiệu hoặc bị làm giả, làm nhái thương hiệu nhưng không có cơ sở để xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu do không chứng minh được mình là chủ sở hữu thương hiệu đó.
Để phát triển thương hiệu một cách bền vững, tránh mọi hành vi xâm phạm thương hiệu và có cơ sở để xử lý hành vi xâm phạm, khách hàng cần tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu cho sản phẩm/dịch vụ của mình. Việc đăng ký độc quyền thương hiệu hay đăng ký nhãn hiệu sẽ mang lại cho khách hàng những lợi ích sau:
– Được độc quyền sử dụng thương hiệu đã đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
– Được yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành biện pháp hành chính hoăc hình sự đối với cá nhân/tổ chức có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với thương hiệu đã đăng ký.
– Cho phép cá nhân/tổ chức khác có nhu cầu sử dụng thương hiệu và phải trả phí sử dụng thương hiệu.
– Tạo được sự tin tưởng của khác hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
– Tạo được lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu khác cùng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Xem thêm: Đăng ký thương hiệu ở đâu
Ai có quyền nộp đơn đăng ký thương hiệu?
Mọi cá nhân, pháp nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước đều có thể trực tiếp nộp đơn hoặc thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn đăng ký thương hiệu cho sản phẩm/dịch vụ dự định độc quyền.
Lưu ý: Theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ, cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài không được trực tiếp nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại cơ quan chức năng mà bắt buộc phải thông qua Công ty tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu?
Đơn đăng ký thương hiệu độc quyền sẽ được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội. Ngoài ra, Cục Sở hữu trí tuệ còn có 02 văn phòng nhận đơn đăng ký tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Khách hàng có thể nộp đơn đăng ký trực tiếp tại các cơ quan nêu trên hoặc nộp đơn đăng ký qua đường bưu điện.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký thương hiệu là căn cứ để Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho khách hàng.
Hồ sơ đăng ký độc quyền thương hiệu gồm những tài liệu sau:
– Đơn đăng ký theo mẫu. Khách hàng cần hoàn thành mọi thông tin cần thiết trong đơn đăng ký thương hiệu bao gồm các thông tin cơ bản sau:
+) Mẫu thương hiệu
+) Mô tả mẫu thương hiệu dự định đăng ký
+) Thông tin chủ sở hữu thương hiệu
+) Thông tin về danh mục sản phẩm/dịch vụ thương hiệu đăng ký
+) Thông tin về chi phí đăng ký thương hiệu…
– 05 mẫu thương hiệu dự định đăng ký với kích thước 8 x 8 (cm)
– Hóa đơn, chứng từ chứng minh đã hoàn thành việc đóng lệ phí;
– Giấy ủy quyền của tổ chức/cá nhân ủy quyền cho công ty tư vấn thực hiện việc
Lưu ý: Ngoại trừ giấy ủy quyền đăng ký có thể làm bằng tiếng nước ngoài (trong trường hợp chủ sở hữu là cá nhân/pháp nhân nước ngoài), còn lại tất cả các giấy tờ phải được lập bằng tiếng Việt.
Dịch vụ đăng ký thương hiệu được cung cấp bởi Luật Dân Việt
Tại Việt Nam, Luật Dân Việt là tổ chức đại diện uy tín đối với khách hàng trong việc tư vấn & đại diện nộp đơn đăng ký độc quyền thương hiệu.
Các luật sư và đội ngũ chuyên viên pháp lý sở hữu trí tuệ luôn sẵn sàng lắng nghe và giải quyết các yêu cầu của khách hàng trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho khách hàng tại Việt Nam.
Quy trình tư vấn & đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật Dân Việt
Trong quá trình thực việc dịch vụ đăng ký thương hiệu cho khách hàng, các luật sư và chuyên viên tư vấn của Công ty Luật Dân Việt sẽ thực hiện các công việc sau đây:
– Tư vấn cho khách hàng yêu tố cần thiết để thương hiệu có khả năng phân biệt được đăng ký bảo hộ;
– Tư vấn cho khách hàng về nhóm sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu sẽ đăng ký độc quyền để giảm thiểu chi phí không cần thiết
– Tiến hành thủ tục tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký để đánh giá khả năng bảo hộ của thương hiệu
– Thay mặt khách hàng nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ và tiến hành mọi công việc cần thiết trong quá trình đăng ký thương hiệu
– Nhận kết quả đăng ký và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ
– Theo dõi tình trạng sử dụng thương hiệu của khách hàng. Trong trường hợp phát hiện hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu của khách hàng, Luật Dân Việt sẽ gửi thư tư vấn để khách hàng có thể tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền của bên sử dụng.
Xem thêm:
Quy Định Về Đăng Ký Website Thương Mại Điện Tử
Mã Vạch Có Cần Đăng Ký Không? Muốn Đăng Ký Phải Làm Gì?
Chi phí nộp đơn đăng ký thương hiệu
Chi phí nộp đơn đăng ký thương hiệu phụ thuộc vào danh mục sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu dự định đăng ký. Luật sư của Luật Dân Việt sẽ tư vấn cho khách hàng về chi phí đăng ký sau khi nhận được danh mục sản phẩm mà thương hiệu dự định đăng ký độc quyền.
Ví dụ: Nhãn hiệu OMO được đăng ký độc quyền cho nhóm sản phẩm bột giặt. Chi phí đăng ký thương hiệu sẽ chỉ bao gồm nhóm về bột giặt
Với mong muốn mang lại cho khách hàng dịch vụ tư vấn nộp đơnđăng ký thương hiệu tốt nhất, các luật sư và chuyên viên tư vấn của Luật Dân Việt luôn nỗ lực phát triển kiến thức chuyên môn để có thể giảm thiểu mọi rủi ro về mặt pháp lý cho khách hàng.