Thủ Tục Đăng Ký Bản Quyền Thương Hiệu Như Thế Nào?

Đăng ký bản quyền thương hiệu là một trong những dịch vụ chính được cung cấp bởi Công ty Luật Dân Việt. Để đảm bảo việc sử dụng thương hiệu là đúng pháp Luật, tránh mọi rủi ro pháp lý, Quý khách hàng nên tiến hành đăng ký bản quyền tại Cơ quan cấp phép

Đăng ký bản quyền thương hiệu là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ với mục đích xác lập quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu thương hiệu đối với thương hiệu của mình, sau khi đăng ký bản quyền thương hiệu và được cấp giấy chứng nhận đăng ký, chủ sở hữu sẽ được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Phân biệt giữa đăng ký bản quyền thương hiệu và đăng ký thương hiệu?

Trong giao dịch hàng ngày, chúng ta thường dùng khái niệm “Đăng ký thương hiệu” hoặc “Đăng ký bản quyền thương hiệu” nhưng thực chất “Thương hiệu” thuộc đối tượng đăng ký sở hữu công nghiệp (hay gọi chính xác là “đăng ký nhãn hiệu”, thương hiệu không thuộc đối tượng đăng ký bản quyền tác giả).

Một thương hiệu sẽ được đăng ký để gắn lên 1 sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó mà thương hiệu muốn độc quyền. Chi phí đăng ký thương hiệu và phạm vi quyền sẽ phụ thuộc chính vào đối tượng mà thương hiệu dự định đăng ký.

Ví dụ: OMO là nhãn hiệu hàng hóa vì được gắn lên sản phẩm bột giặt. HSBC là nhãn hiệu dịch vụ vì gắn với dịch vụ ngân hàng. Luật Dân Việt là nhãn hiệu dịch vụ vì gắn với Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ, Dịch vụ pháp lý, Dịch vụ tư vấn đầu tư v.v…

Còn 2 cụm từ THƯƠNG HIỆU hoặc ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN THƯƠNG HIỆU là cách gọi thông thường của Nhãn hiệu trên thị trường và dễ hiểu đối với đại đa số tổ chức, cá nhân.

– Thương hiệu là cách nói đến nhãn hiệu dạng chữ (phần đọc được). Ví dụ, thương hiệu SONY, HONDA, YAMAHA, BKAV, DELL, VIGLACERA v.v…là các nhãn hiệu dạng chữ.

Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu như thế nào?

Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu như thế nào từ A – Z sẽ  được Luật Dân Việt thực hiện khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký của công ty chúng tôi, thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu như thế nào sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Thiết kế, lựa chọn thương hiệu cần đăng ký bản quyền thương hiệu

Khi thiết kế thương hiệu, khách hàng lưu ý không nên lựa chọn mẫu thương hiệu đơn giản, không có tính phân biệt cao hoặc là những cụm từ đơn giản, được sử dụng hàng ngày.

Bước 2: Tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký bản quyền thương hiệu

Sau khi thiết kế xong và lựa chọn mẫu thương hiệu đăng ký, khách hàng sẽ tiến hành tra cứu chính thức cho thương hiệu cần đăng ký để đánh giá khả năng đăng ký của thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký để tránh trường hợp thương hiệu bị từ chối do tương tự hoặc trùng với thương hiệu của người khác đã đăng ký trước đó.

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu

Hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu sẽ được nộp tại cơ quan đăng ký, hồ sơ đăng ký đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết này, quý khách vui lòng tham khảo.

Bước 4: Nộp đơn đăng ký thương hiệu và theo dõi đơn đăng ký bản quyền thương hiệu

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu, chủ sở hữu hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền sẽ tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ

Bước 5: Theo dõi đơn đăng ký và nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền thương hiệu

Đơn đăng ký sau khi được nộp sẽ được thẩm định qua các giai đoạn trước khi được Cục sở hữu trị tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Trường hợp từ chối, cục SHTT sẽ thông báo rõ lý do từ chối.

Vì sao phải đăng ký bản quyền thương hiệu?

Vì sao phải đăng ký bản quyền thương hiệu vì thương hiệu tạo nên sự phát triển của doanh nghiệp, giúp cho sản phẩm và doanh nghiệp được người tiêu dùng biết đến rộng rãi và tin dùng. Cũng vì vậy, những đối thủ cạnh tranh trên thị trường thường tìm mọi cách để “đạo nhái” làm giảm đi sự uy tín, chất lượng thương hiệu mà doanh nghiệp đã tốn biết bao công sức để gây dựng.

Vì thế, việc đăng ký bản quyền thương hiệu là vấn đề quan trọng với mỗi cá nhân, tổ chức, cụ thể:

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, quyền với thương hiệu hay nhãn hiệu phát sinh khi có đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ, không giống như quyền tác giả được bảo hộ tự động;

Chủ sở hữu được sử dụng độc quyền thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận;

Đăng ký bảo hộ là cơ sở pháp lý để pháp luật bảo vệ thương hiệu, nếu có tranh chấp xảy ra;

Có Giấy chứng nhận, các quyền lợi về kinh tế như chuyển nhượng, nhượng quyền mới được phép thực hiện.

Như vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Qúy khách hàng, Quý khách có thể tự mình nộp đơn đăng ký hoặc sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu của các đơn vị Đại diện sở hữu công nghiệp, như Luật Dân Việt.

Luật Dân Việt cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu

Nộp hồ sơ Đăng ký bản quyền thương hiệu ở đâu?

Việc nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu ở đâu sẽ phụ thuộc vào việc doanh nghiệp nộp trực tiếp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký hoặc nhờ đến đại diện của mình để thực hiện thủ tục này.

Cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền trong việc giải quyết thủ tục này chính là Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở chính ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, hoặc hai văn phòng đại diện ở Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

Hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu gồm những gì? Tài liệu cơ bản mà Quý Khách hàng cần chuẩn bị khi đăng ký bản quyền thương hiệu là:

file mẫu thương hiệu (đuôi .JPEG, .PNG hoặc các định dạng hình ảnh khác để đọc được trên máy tính). Thương hiệu có thể có màu sắc đa dạng hoặc đơn thuần trắng đen.

Tờ khai đăng ký bản quyền thương hiệu theo mẫu của Cục sở hữu trí tuệ

Mẫu thương hiệu dự định đăng ký (05 mẫu)

Giấy ủy quyền đăng ký (01 bản gốc)

Khi đăng ký bản quyền thương hiệu công ty thường gặp khó khăn gì?

Quy trình đăng ký nhãn hiệu trải qua khá nhiều bước, mỗi bước đều có một khó khăn cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không am hiểu quy định pháp luật và không có nền tảng kiến thức thực tế sâu sắc. Dưới đây là một số khó khăn khi đăng ký bản quyền thương hiệu công ty mà nhiều doanh nghiệp gặp phải.

Khó khăn trong thiết kế và lựa chọn nhãn hiệu để đăng ký

Việc nghĩ tên thương hiệu, lên ý tưởng thiết kế được xem là một việc gian nan của khá nhiều doanh nghiệp, bởi lẽ không phải logo nào cũng đủ điều kiện để đăng ký, logo có thể bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với những logo khác hoặc trùng với hình ảnh quốc huy, quốc kỳ của quốc gia; các biểu tượng, huy hiệu, cờ..của các tổ chức chính trị, chính trị- xã hội.

Khó khăn trong bước chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Trường hợp khách hàng tự nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu sẽ dẫn đến việc khách hàng phải tự tìm hiểu về danh mục hồ sơ đăng ký, soạn thảo hồ sơ trong khi khách hàng đều là những người chưa có kinh nghiệm soạn thảo, không biết cách phân nhóm sản phẩm dịch vụ hoặc cách mô tả như thế nào cho đúng và đủ…vv.

Một số khó khăn khác khi khách hàng tự đăng ký bản quyền thương hiệu công ty

Khó khăn khi không có thời gian để theo dõi về tình trạng hồ sơ liên tục và kịp thời gửi các văn bản tới các cơ quan Nhà nước trong trường hợp cần thiết.

Đây là những khó khăn chủ yếu khiến cho khách hàng cảm thấy e ngại và chưa hoặc không muốn đăng ký nhãn hiệu.

Một số lưu ý khi đăng ký bản quyền thương hiệu

Phân nhóm rõ ràng sản phẩm/dịch vụ

Chủ sở hữu cần hoàn thành đầy đủ thông tin trong tờ khai đăng ký thương hiệu để tránh việc đơn đăng ký bị từ chối chấp nhận hợp lệ đơn.

– Việc phân nhóm sản phẩm/dịch vụ để thương hiệu độc quyền tương đối phức tạp cho những người không có kiến thức chuyên sâu về nhóm sản phẩm dịch vụ.

Ví dụ: nhãn hiệu ABC sẽ được gắn lên quần áo, giày dép hoặc được sử dụng cho dịch vụ kinh doanh nhà hàng ăn uống. kinh doanh khách sạn….

Việc làm rõ thông tin về sản phẩm/dịch vụ vừa làm rõ được phạm vi độc quyền của Quý Khách hàng đối với thương hiệu của mình và vừa giúp xác định được lệ phí nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (do lệ phí được tính theo số nhóm sản phẩm/dịch vụ và số sản phẩm/dịch vụ trong từng nhóm).

Lựa chọn đơn vị ủy quyền uy tín

+ Trong trường hợp Quý Khách hàng ủy quyền cho tổ chức đại diện thực hiện việc đăng ký bản quyền thương hiệu này thì sẽ cần thêm Giấy ủy quyền đại diện. Giấy ủy quyền này sẽ giúp Quý Khách hàng ủy quyền cho một công ty dịch vụ được thay mặt Quý Khách hàng thực hiện việc đăng ký bản quyền thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ cùng tất cả các công việc liên quan khác.

Quý Khách hàng có thể đọc thêm Bài về Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ để nhân biết một công ty hoạt động chuyên nghệp về lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Thông qua việc được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận chức năng làm Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ và có mã đại diện cùng vài điểm đặc biệt khác).

Xem thêm:

Đăng Ký Mã Vạch Bánh Kẹo Phải Làm Thủ Tục Như Thế Nào?

Đăng Ký Mã Vạch Bàn Chải Đánh Răng Có Cách Thức Thế Nào?

Thời gian đăng ký bản quyền thương hiệu là bao lâu?

Thời gian đăng ký bản quyền thương hiệu bao lâu? Theo Quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, thời gian thẩm định đơn đăng ký thương hiệu là 12 tháng kể từ ngày nộp đơn. Trong thời gian này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện lần lượt các công việc bao gồm:

– Thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu: 1-2 tháng

– Công bố đơn đăng ký thương hiệu: 1 tháng

– Thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệ: 9 tháng

– Cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu: 1-2 tháng

Thời gian này đôi lúc dài hơn quy định do mức độ phức tạp của thương hiệu. Tình trạng gây tranh cãi đối với các thương hiệu liên quan hoặc sự quá tải về số lượng đơn từ được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ.

Dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu tại Luật Dân Việt

Nếu bạn cảm thấy việc đăng ký bản quyền thương hiệu quá phức tạp và mất thời gian, thì lúc này hãy sử dụng dịch vụ của các công ty chuyên sở hữu trí tuệ. Trong đó, Luật Dân Việt là một gợi ý bạn có thể cân nhắc. Luật Dân Việt với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực đăng ký thương hiệu, cùng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao chắc chắn sẽ đáp ứng được những yêu cầu mà bạn đưa ra.

Luật Dân Việt khắc phục khó khăn liên quan đến việc đăng ký bản quyền thương hiệu công ty cho quý khách hàng. Ngoài việc tư vấn đăng ký bản quyền thương hiệu cho công ty ở đâu, Luật Dân Việt còn tư vấn, hỗ trợ những vấn đề sau đây:

– Tư vấn cho quý khách hàng những kiến thức pháp lý và thực tiễn cần thiết liên quan đến quá trình đăng ký bản quyền thương hiệu;

– Thực hiện thiết kế logo, thương hiệu cho khách hàng. Quý khách hàng chỉ cần đưa ra ý tưởng về logo mình định đăng ký, còn các công đoạn khác như: thiết kế, tạo hình, phối màu, phông chữ, đường nét… sẽ do các chuyên viên thiết kế tại Luật Dân Việt triển khai.

– Soạn, ký, hoàn tất hồ sơ và thực hiện thủ tục xin cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu cho công ty. Quý khách hàng chỉ cần cung cấp văn bản ủy quyền cho công ty Luật Dân Việt kèm theo cung cấp các giấy tờ liên quan như Giấy chứng minh nhân dân/Giấy đăng ký kinh doanh. Kết quả khách hàng nhận được sẽ là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Văn bằng bảo hộ) do Cục sở hữu trí tuệ cấp.

– Tư vấn các vấn đề sau đăng ký thương hiệu trong đó bao gồm cả chiến lược phát triển thương hiệu và các thủ tục gia hạn Văn bằng bảo hộ thương hiệu cho Quý khách hàng để khách hàng được sử dụng nhãn hiệu vĩnh viễn.

Luật Dân Việt sẽ giúp quá trình thẩm định thương hiệu diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả các công việc do Cục Sở hữu trí tuệ và Quý Khách hàng yêu cầu. Từ soạn hồ sơ, nộp Đơn đăng ký bản quyền và trả lời các công văn, thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ.

 

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan