Kiểu dáng công nghiệp là kết quả của quá trình lao động trí tuệ của người sáng tạo. Để nhận được những lợi ích lớn nhất và được pháp luật bảo vệ, các chủ thể cần tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thủ tục phức tạp, cần nhiều chuyên môn và kinh nghiệm khi tiến hành thực hiện. Để giải đáp những vướng mắc cơ bản, Luật Dân Việt sẽ giới thiệu Quý vị thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp thành công nhất.
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là một thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước Cục sở hữu trí tuệ tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo quy định của pháp luật. Kết quả cuối cùng của thủ tục là việc thừa nhận sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp tiến hành đăng ký.
Mục đích của việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp là nộp hồ sơ để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác nhận là chủ sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp mình sáng tạo, tạo hành lang pháp lí bảo vệ các quyền và lợi ích khi bị xâm phạm.
Chủ sở hữu của kiểu dáng công nghiệp, có thể xác lập các giao dịch dân sự đối với kiểu dáng công nghiệp mà mình sở hữu. Tạo nên giá trị về kinh tế không hề nhỏ trong các hợp đồng giao dịch này mang lại.
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp ngăn chặn các hành vi xâm hại kiểu dáng công nghiệp khi không có sự đồng ý của chủ sở hữu. Các hành vi đạo nhái kiểu dáng công nghiệp cũng hạn chế tồn tại trên thị trường tiêu thụ.
Theo quy định của pháp luật điều kiện bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng đủ 03 tính chất sau:
– Tính mới;
– Tính sáng tạo;
– Khả năng áp dụng công nghiệp
Ai có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Theo quy định của pháp luật các chủ thể có quyền đăng ký bản quyền gồm những chủ thể sau:
– Người sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng chính sức lao động và kinh phí của mình.
– Tổ chức, cá nhân cung cấp kinh phí, phương tiện vật tư cho tác cho tác giả dưới hình thức giao việc hoặc thuê việc, trừ thỏa thuận khác.
– Trong trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng tạo ra kiểu dáng công nghiệp đó thì các cá nhân, tổ chức đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký được thực hiện khi tất cả cá nhân, tổ chức đó đồng ý.
– Người có quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển giao cho người khác theo hình thức hợp đồng hoặc thừa kế theo quy định pháp luật.
đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những gì?
Bộ hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm nhiều giấy tờ khác nhau theo quy định pháp luật. Bộ hồ sơ được lập với số lượng 01 bộ, nộp hồ sơ theo hình thức online hay nộp trực tiếp đều cần phải nộp bản cứng của hồ sơ. Cụ thể, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, theo mẫu 03-KDCN thuộc thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
– Tài liệu, vật mẫu, thông tin, tài liệu xác định kiểu dáng công nghiệp cần bảo hộ gồm: bản mô tả kiểu dáng công nghiệp và bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp. Trong bản mô tả kiểu dáng công nghiệp gồm phần mô tả kiểu dáng công nghiệp và phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được in trên mặt giấy A4.
– Giấy ủy quyền thực hiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp nếu hồ sơ nộp thông qua người đại diện;
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp nếu người đăng ký thụ hưởng quyền này của người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí của thủ tục cơ quan nhà nước.
Xem thêm:
Thời Hạn Đăng Ký Mã Vạch Có Gì Cần Phải Quan Tâm?
Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Tóm lược các bước cơ bản để đăng ký kiểu dáng công nghiệp có những bước sau:
– Chuẩn bị hồ sơ đăng ký;
– Nộp hồ sơ đăng ký tới Cục sở hữu trí tuệ;
– Thẩm định hình thức hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
– Công bố đơn đăng ký sau khi đã đáp ứng điều kiện về hình thức;
– Thẩm định nội dung hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
– Nhận văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp do Cục sở hữu trí tuệ cấp.
Thứ nhất: Chuẩn bị hồ sơ, các giấy tờ, tài liệu liên quan để có thể hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Kiểm tra cụ thể, chi tiết các thông tin trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.
Thứ hai: Nộp hồ sơ sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Hình thức nộp hồ sơ theo hai hình thức đó là nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
Thứ ba: Thẩm định hình thức của hồ sơ đăng ký. Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Nhằm đảm bảo hồ sơ đăng ký đầy đủ các giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật.
Thứ tư: Công bố đơn. Sau khi hồ sơ đã được chấp nhận tính hợp lệ thì hồ sơ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Thứ năm: Thẩm định nội dung của hồ sơ. Bằng chuyên môn cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định nội dung của hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp nhằm đảm bảo theo quy định pháp luật.
Cuối cùng: Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Nếu trường hợp hồ sơ đăng ký đáp ứng đầy đủ 03 yêu cầu của kiểu dáng công nghiệp thì hồ sơ sẽ được cấp văn bằng bảo hộ. Ngược lại, kiểu dáng công nghiệp không đáp ứng đủ yêu cầu thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Tóm lại, thủ tục để tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp trên thực tế phức tạp và khó khăn. Các chủ thể không có chuyên môn, những đơn vị cung ứng dịch vụ pháp lí ít kinh nghiệm hoặc những cá nhân chưa có sự trau dồi tốt về chuyên môn sẽ rất khó khăn trong quá trình tiến hành thủ tục trên.