Đăng ký sở hữu trí tuệ tên công ty là một thủ tục có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Bởi nó sẽ tạo ra lợi ích như: tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp, nhất là tài sản vô hình; chống lại các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu; khẳng định thương hiệu trên thị trường. Vậy làm sao để đăng ký sở hữu trí tuệ tên công ty một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp quý khách hàng có cái nhìn tổng quan về việc bảo hộ tên công ty.
Tên công ty hay còn được gọi là tên thương mại là đối tượng được đề cập đến trong cả Luật Doanh nghiệp và Luật Sở hữu trí tuệ. Tên công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn được hiểu là tên gọi của doanh nghiệp được ghi trong giấy phép kinh doanh và được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Và doanh nghiệp không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với các đơn vị đã đăng ký trước đó. Ngay từ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thành công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thì doanh nghiệp có tự quyền đối với tên công ty đã được xác lập. Vậy pháp luật quy định về thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ tên công ty như thế nào?
Dưới góc độ Luật Sở hữu trí tuệ thì đăng ký sở hữu trí tuệ tên công ty không nằm trong đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ, chỉ có tên thương mại là đối tượng được bảo hộ. Theo đó thì “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.
Như vậy, để được bảo vệ tên công ty của doanh nghiệp bằng pháp luật sở hữu trí tuệ (đăng ký sở hữu trí tuệ tên công ty) thì đối tượng bảo hộ phải là tên thương mại.
Điều kiện bảo hộ tên thương mại
Căn cứ vào Điều 76, 77, 78 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về điều kiện bảo hộ tên thương mại như sau:
“Điều 76. Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Điều 77. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại
Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.
Điều 78. Khả năng phân biệt của tên thương mại
Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.”.
– Có phải đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tên thương mại không?
Căn cứ vào Điểm b Khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ như sau:
“b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.
Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể dùng một phần tên thương mại của mình làm dấu hiệu chính để phân biệt hàng hóa, dịch vụ và đăng ký bảo hộ với hình thức nhãn hiệu. Và Cơ quan thụ lý hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa là Cục Sở hữu Trí tuệ (368 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội) hoặc các văn phòng đại diện tại Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Quý khách có thể trực tiếp tiến hành các thủ tục đăng ký hoặc ủy quyền cho các tổ chức đại diện Sở hữu Công nghiệp tiến hành công việc này.
Xem thêm:
Đăng Ký Mã Vạch Hàng Hóa Online Phải Làm Như Thế Nào?
Thủ Tục Đăng Ký Mã Số Mã Vạch Sản Phẩm Hàng Hóa Như Thế Nào?
Dịch vụ sở hữu trí tuệ của Công ty Luật Dân Việt
Trong quá trình tư vấn thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ tên Công ty, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
– Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục liên quan đến sở hữu trí tuệ;
– Đánh giá tính khả thi trong việc bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ;
– Thực hiện các thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ;
– Đại diện cho khách hàng khiếu nại các vi phạm liên quan đến sở hữu trí tuệ tại các cơ quan nhà nước;
– Tư vấn và tra cứu tên doanh nghiệp, tên thương mại khi thành lập doanh nghiệp để tránh tranh chấp về sau.
Trên đây chính là một số chia sẻ của Luật Dân Việt đối với vấn đề đăng ký sở hữu trí tuệ tên công ty. Hy vọng thông qua một số nội dung này có thể phần nào giúp quý khách xác định được hướng đi đúng đắn, cần thiết nhất cho công ty của mình. Mọi vấn đề thắc mắc về đăng ký sở hữu trí tuệ tên công ty, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau