Cách tính và thủ tục nhận bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là một trong những cách giúp người tham gia có thêm một khoản tiền lương khi về già. Vậy, điều kiện hưởng lương hưu, cách tính mức hưởng như thế nào?

Câu hỏi: Xin chào Luật Dân Việt , hiện tại tôi đang bán hàng online. Tôi có nghe bạn nói nếu có một khoản thu nhập ổn định thì nên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện coi như một phần tích góp, sau này về già được hưởng lương hưu. Xin hỏi, cụ thể điều kiện hưởng lương hưu và mức hưởng khi tôi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thế nào? – Hoàng Thanh (thanhhoangha…@gmail.com).

Trả lời:

Điều kiện hưởng lương hưu khi đóng BHXH tự nguyện thế nào?

Theo khoản 1 Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng lương hưu khi đáp ứng điều kiện sau:

– Về tuổi nghỉ hưu (khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động)

+  Năm 2021, tuổi nghỉ hưu với nam là đủ 60 tuổi 03 tháng, với nữ là đủ 55 tuổi 04 tháng.

+ Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

– Về số năm đóng bảo hiểm xã hội: Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Lưu ý:  Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đủ điều kiện về tuổi như trên nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Cách tính và thủ tục nhận chế độ hưu trí BHXH tự nguyện (Ảnh minh họa)

Mức hưởng lương hưu tham gia BHXH tự nguyện tính thế nào?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. Công thức tính cụ thể:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó:

– Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng

+ Với nữ nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

+ Với nam, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội, từ năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

– Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội

Cũng theo Điều luật này, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.

Căn cứ Điều 3 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội 2021 thực hiện như sau:

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Mức điều chỉnh

1,97

1,84

1,69

1,42

1,30

1,22

1,18

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

Mức điều chỉnh

1,17

1,14

1,10

1,06

1,03

1,00

1,00

Làm thế nào để nhận được lương hưu?

Giấy tờ hưởng chế độ hưu trí BHXH tự nguyện

Theo Điều 108 Luật Bảo hiểm xã hội, để được hưởng lương hưu, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cần chuẩn bị giấy tờ sau:

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Đơn đề nghị hưởng lương hưu.

– Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù.

– Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép.

– Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về.

Thời gian giải quyết hưởng lương hưu

Sau khi chuẩn bị hồ sơ như trên, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

Thời gian giải quyết: tối đa 12 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ.

Khi nào được nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu?

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu trong trường hợp theo Điều 75 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:

– Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

– Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Nộp hồ sơ xong, bao lâu được hưởng lương hưu?

Theo Điều 6 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, thời điểm hưởng lương hưu được tính như sau:

– Thời điểm hưởng lương hưu tính từ tháng liền kề sau tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ điều kiện về tuổi và số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu.

+ Thời điểm hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng lương hưu.

+ Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh của người tham gia bảo hiểm xã hội (chỉ có năm sinh) thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng lương hưu.

+ Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng lương hưu mà vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và có yêu cầu hưởng lương hưu.

– Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan