Là một trong những tiêu chí để bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp mới cho giáo viên các cấp, từ ngày 20/3/2021, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên được quy định thế nào?
Giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) phải đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo nêu tại Điều 72 Luật Giáo dục đang có hiệu lực như sau:
– Giáo viên mầm non: Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên;
– Giáo viên tiểu học, THCS, THPT: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên. Nếu môn học chưa có đủ giáo viên có bằng cử nhân nêu trên thì có thể sử dụng giáo viên có đồng thời hai loại văn bằng, chứng chỉ sau đây:
– Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp;
– Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Trong đó, với từng cấp học, mới đây, tại bốn Thông tư 01, 02, 03 và 04, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những hướng dẫn cụ thể về trình độ chuẩn được đào tạo với giáo viên từng cấp.
Câu hỏi: Tôi là giáo viên mầm non, hiện nay tôi đang xếp hạng IV thì tôi có cần phải có bằng đại học không?
Trả lời:
Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non
Nếu như trước đây, tại Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, giáo viên mầm non có 03 hạng là hạng II, hạng III và hạng IV thì tại Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, giáo viên mầm non đã được xếp thành hạng III, hạng II và hạng I.
Kéo theo đó, nhiều tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với từng hạng mới của giáo viên mầm non trong đó có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng cũng thay đổi:
– Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với giáo viên mầm non các hạng.
– Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng tương đương.
– Về bằng cấp:
Hạng III: Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên (Quy định cũ là bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trở lên);
Hạng II: Bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên (Quy định cũ là yêu cầu bằng tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non trở lên).
Hạng I: Bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên (quy định cũ không có hạng này).
Câu hỏi: luatdanviet.com cho tôi hỏi. Giáo viên tiểu học sắp tới bỏ hạng IV thì bằng cấp được yêu cầu thế nào? Tôi cảm ơn.
Trả lời:
Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học
Cũng tương tự giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học cũng không còn gồm hạng IV trong chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Điều 2 Thông tư số 02/2021. Thay vào đó, giáo viên tiểu học được xếp thành ba hạng là hạng I, hạng II và hạng III với nhiều tiêu chuẩn mới.
Một trong số đó là thay đổi về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:
– Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học của hạng tương ứng;
– Bỏ yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
– Về văn bằng:
Giáo viên tiểu học
|
Đến 20/3/2021
|
Từ 20/3/2021 trở đi
|
Hạng I
|
Không quy định
|
Bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học hoặc bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.
|
Hạng II
|
– Bằng tốt nghiệp đại học sư phạm tiểu học hoặc bằng đại học sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên.
|
– Bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên với giáo viên tiểu học.
– Nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân nêu trên thì có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học.
|
Hạng III
|
– Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm tiểu học hoặc bằng cao đẳng sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên.
|
– Bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.
– Nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân nêu trên thì có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học.
|
Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên các cấp từ 20/3/2021 (Ảnh minh họa)
Câu hỏi: Tôi nghe nói sắp tới giáo viên các cấp đều được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Vậy thực hư thế nào? Giáo viên THCS có được bỏ không?
Trả lời:
Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên THCS
Không giống cấp mầm non và tiểu học, giáo viên THCS vẫn giữ nguyên ba hạng I, II và III nhưng mã số của từng hạng thì đã bị thay đổi. Cụ thể, Điều 2 Thông tư 03 năm 2021 quy định chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS từ ngày 20/3/2021:
– Giáo viên THCS hạng III – Mã số V.07.04.32.
– Giáo viên THCS hạng II – Mã số V.07.04.31.
– Giáo viên THCS hạng I – Mã số V.07.04.30.
So với quy định cũ tại Thông tư liên tịch 22 năm 2015, trình độ đào tạo của giáo viên THCS có sự thay đổi như sau:
– Bỏ yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học;
– Giáo viên THCS hạng I, hạng II vẫn yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng tương ứng. Riêng giáo viên THCS hạng III, từ 20/3/2021, bổ sung yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng III (quy định cũ không yêu cầu).
Về bằng cấp, Thông tư 03/2021 yêu cầu phải có một trong các bằng cấp sau:
Giáo viên THCS
|
Đến 20/3/2021
|
Từ 20/3/2021 trở đi
|
Hạng I
|
– Bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên;
– Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm với giáo viên THCS.
|
– Bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên với giáo viên THCS;
– Bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy;
– Bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.
|
Hạng II
|
– Bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên;
– Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS.
|
– Bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên THCS.
– Nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân nêu trên thì có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS.
|
Hạng III
|
– Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên;
– Bằng cao đẳng các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS.
|
– Bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên THCS.
– Nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên: Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS.
|
Câu hỏi: So với các cấp khác, giáo viên THPT không thay đổi về mã số và hạng. Vậy yêu cầu về trình độ đào tạo của đối tượng này có gì mới không? Tôi cảm ơn.
Trả lời:
Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên THPT
Khác hoàn toàn với ba cấp mầm non, tiểu học, THCS, cấp học THPT được nêu tại Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT giữ nguyên mã số, hạng của giáo viên.
Đồng thời, về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, giáo viên THPT cũng được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Ngoài ra, về bằng cấp, giáo viên THPT được điều chỉnh như sau:
Giáo viên THPT
|
Đến 20/3/2021
|
Từ 20/3/2021 trở đi
|
Hạng I
|
– Bằng tốt nghiệp thạc sỹ đúng hoặc phù hợp với môn học giảng dạy trở lên;
– Nếu không có bằng đại học sư phạm thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm với giáo viên THPT.
|
Bằng thạc sỹ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên THPT.
|
Hạng II
|
– Bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên;
– Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
|
– Bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên THPT.
– Với môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thì có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT.
|
Hạng III
|
– Bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên;
– Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm với giáo viên THPT.
|
– Bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên THPT trở lên.
– Môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thì có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT.
|
Như vậy, từ ngày 20/3/2021, giáo viên các cấp không còn phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Đồng thời, về các yêu cầu khác như văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, bốn Thông tư này cũng có sự thay đổi đáng kể.