Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự là gì là trường hợp một người đã thực hiện tội phạm nhưng do đáp ứng các điều kiện nhất định mà không phải chịu hậu quả của việc thực hiện tội phạm đó.
Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?
Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự là gì là trường hợp một người đã thực hiện tội phạm nhưng do đáp ứng các điều kiện nhất định mà không phải chịu hậu quả của việc thực hiện tội phạm đó.
Miễn trách nhiệm hình sự được quy định lần đầu trong Bộ luật Hình sự năm 1985, từng bước dần hoàn thiện trong Bộ luật Hình sự 1999 và Bộ luật Hình sự 2015.
Đây là một chế định phản ánh nguyên tắc nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Đồng thời, tăng cường khả năng cải tạo, giáo dục người phạm tội thông qua các hình thức trách nhiệm hình sự ngoài cộng đồng.
Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, miễn trách nhiệm hình sự có thể chia thành 02 loại là đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự và có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Đương nhiên miễn trách nhiệm hình sự
Đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp, một người có hành vi phạm tội sẽ được xem xét miễn trách nhiệm hình sự mà không cần có điều kiện nào khác kèm theo.
Cụ thể, các trường hợp đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự là:
- (1) Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Theo Điều 16 Bộ luật hình sự 2015, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm;
- (2) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (theo điểm a khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự)
Đây là trường hợp mà người đã thực hiện hành vi được coi là tôi phạm, nhưng trong quá trình tố tụng có sự thay đổi chính sách pháp luật mà hành vi này không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
- (3) Khi có quyết định đại xá (theo điểm b khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự)
Đại xá là một chính sách khoan hồng của Nhà nước, trong đó thực hiện việc không truy cứu trách nhiệm hình sự, tha tội hoàn toàn, miễn hình phạt cho một số loại tội phạm hoặc nhiều người phạm tội nhất định không phân biệt họ đang chấp hành hình phạt, đã bị truy tố hay xét xử hay chưa.
Thẩm quyền ra quyết định đại xá thuộc về Quốc hội và được ban hành nhân dịp những sự kiện trọng đại nhất của đất nước.
Đến nay, Việt Nam mới có 2 lần đại xá, đó là vào năm 1946 và năm 1976.
- (4) Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này (theo khoản 4 Điều 110 quy định về Tội gián điệp).
Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự
Đây là trường hợp không đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự. Đòi hỏi phải cơ quan tiến hành tố tụng có sự đánh giá một cách toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án của để xét xem có được miễn trách nhiệm hình sự hay không.
- (1) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (theo điểm a khoản 2 Điều 29)
Đây là trường tình hình thực tế thay đổi khiến hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa chứ không phải do thay đổi chính sách pháp luật.
Về lý luận và thực tiễn, trường hợp này rất khó xác định. Các cơ quan tiến hành tố tụng ít khi áp dụng trường hợp này để miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.
- (2) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa (theo điểm b khoản 2 Điều 29)
Bệnh hiểm nghèo là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Nghị định 134/2016/NĐ-CP đã quy định cụ thể danh mục các bệnh hiểm nghèo như: Ung thư, nhồi máu cơ tim lần đầu, teo cơ tiến triển,…
Tuy nhiên không phải bệnh hiểm nghèo nào cũng được miễn trách nhiệm hình sự mà phải có thêm điều kiện không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa.
- (3) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận (theo điểm c khoản 2 Điều 29)
Người tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện:
Tội phạm mà người tự thú đã thực hiện chưa bị phát hiện, tức là chưa ai biết có tội phạm xảy ra hoặc có biết nhưng chưa biết ai là thủ phạm.
Người tự thú khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm. Bên cạnh đó, đã cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội.
Đồng thời, phải được coi là lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận thì mới có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
- (4) Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự (theo khoản 3 Điều 29).
Nếu người bị hại đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội nhưng cơ quan tiến hành tố tụng xét thấy không thể miễn được thì đây được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.
- (5) Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp theo quy định và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự (theo khoản 2 Điều 91)
- (6) Những trường hợp có thể miễn trách nhiệm hình sự đối với từng tội phạm cụ thể. Ví dụ:
Người đưa hối lộ dù không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 7 Điều 364).
Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 6 Điều 365.
Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì được miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 390.
Trên đây là giải thích về Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.
Xem thêm: