Chỉ giới xây dựng là gì? Đất ngoài chỉ giới có được xây dựng không?

Chỉ giới xây dựng là thông tin rất quan trọng khi xây dựng công trình, nhất là khu vực đô thị. Những vướng mắc như chỉ giới xây dựng là gì, đất ngoài chỉ giới có được xây dựng không sẽ được LDV giải đáp qua nội dung dưới đây.

1. Chỉ giới xây dựng là gì?

Chỉ giới xây dựng được quy định rõ tại Luật Xây dựng 2014 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD (có hiệu lực từ ngày 05/7/2021), cụ thể khoản 6 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 và Thông tư 01/2021/TT-BXD quy định thống nhất như sau:

“Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.”.

Trước ngày 05/7/2021, Thông tư 22/2019/TT-BXD quy định chỉ giới xây dựng là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất cho phép xây dựng công trình và phần đất lưu không.

Mặc dù Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BXD có quy định khác về mặt câu từ nhưng bản chất vẫn có sự thống nhất với Luật Xây dựng 2014.

Tóm lại, chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.

Xem thêm: Những trường hợp bị thu hồi giấy phép xây dựng 2022 mới nhất

2. Đất ngoài chỉ giới có được xây dựng không?

Đất ngoài chỉ giới xây dựng thuộc một trong hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Đất thuộc chỉ giới đường đỏ (không có khoảng lùi)

Trường hợp này xảy ra khi chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, khi đó đất nằm ngoài chỉ giới xây dựng cũng đồng nghĩa với việc nằm ngoài chỉ giới đường đỏ (thuộc chỉ giới đường đỏ).

Căn cứ quy định về các chi tiết kiến trúc công trình tiếp giáp với tuyến đường tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng (QCVN 01:2021/BXD) thì công trình xây dựng phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

– Không cản trở hoạt động giao thông tại lòng đường;

– Đảm bảo an toàn, thuận tiện cho hoạt động đi bộ trên vỉa hè;

– Không ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật nổi và ngầm trên tuyến phố;

– Đảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố;

– Đảm bảo tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy và các hoạt động của phương tiện chữa cháy.

Trường hợp 2: Đất thuộc khoảng lùi

Trường hợp này xảy ra khi chỉ giới xây dựng lùi vào so với chỉ giới đường đỏ.

Kiến trúc công trình tiếp giáp với tuyến đường thuộc trường hợp này phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

– Không một bộ phận, chi tiết kiến trúc nào của công trình xây dựng được vượt quá chỉ giới đường đỏ;

– Đảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố;

– Đảm bảo tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy và hoạt động của phương tiện chữa cháy.

Mặc dù có quy định về yêu cầu kiến trúc đối với công trình như trên và bảo đảm khoảng lùi tối thiểu thì đất ngoài chỉ giới xây dựng cũng không được xây dựng, nếu xây dựng sẽ vi phạm chỉ giới (căn cứ theo khái niệm chỉ giới xây dựng, hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Xây dựng 2014 và quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng).

chi gioi xay dung la gi

Chỉ giới xây dựng là gì? Vi phạm chỉ giới xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

3. Mức phạt khi vi phạm chỉ giới xây dựng

Căn cứ điểm b khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, hành vi xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng bị phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền thì xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng sẽ buộc phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm mà không được điều chỉnh giấy phép xây dựng để hợp thức hóa hành vi vi phạm này (theo điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP).

Xem thêm: Cách hợp thức hóa công trình xây dựng trái phép, không phép

4. Cách xem thông tin quy hoạch, chỉ giới xây dựng

Cách 1: Xem thông tin trên mạng

Theo khoản 16 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng phải được công khai, đồng thời thông tin quy hoạch cũng như chỉ giới xây dựng được đăng tải trên trang thông tin điện tử và phương tiện thông tin đại chúng.

Cách 2: Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin

Khoản 16 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin quy hoạch khi có yêu cầu.

Đồng thời, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin về chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ khi tổ chức, cơ quan, cá nhân có yêu cầu trong phạm vi đồ án quy hoạch xây dựng do mình quản lý.

Do vậy, để biết thông tin về quy hoạch, chỉ giới xây dựng thì người dân có quyền yêu cầu UBND các cấp cung cấp thông tin (nên hỏi tại UBND xã, phường, thị trấn hoặc trực tiếp công chức địa chính – xây dựng xã, phường, thị trấn).

Cách 3: Thông qua giấy phép xây dựng

Đối với công trình phải xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công thì xem thông tin chỉ giới xây dựng tại  giấy phép xây dựng vì đây là nội dung chủ yếu của giấy phép.

Tóm lại, người dân xem chỉ giới xây dựng thông qua một số phương thức sau:

– Qua mạng nếu biết cách đọc thông tin chỉ giới xây dựng, biết cách xem hiệu lực của văn bản (còn hay đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung).

– Hỏi/yêu cầu UBND xã, phường, thị trấn mà trực tiếp là công chức địa chính – xây dựng.

– Xem trong giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin giấy phép.

Xem thêm: Khi nào người dân được tự thiết kế xây dựng nhà ở?

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan