Để sử dụng mã vạch, doanh nghiệp cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để đăng ký thành công, doanh nghiệp phải nộp một khoản lệ phí nhà nước theo quy định của pháp luật và phí dịch vụ nếu ủy quyền cho một đơn vị ngoài thực hiện thay.
Chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm là một trong những nội dung được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đa số mọi người đều thắc mắc không biết đăng ký mã vạch có mất nhiều chi phí không? Tại sao có doanh nghiệp phải nộp nhiều chi phí và có doanh nghiệp phải nộp ít chi phí khi cùng đăng ký một loại mã số mã vạch?… Nếu cá nhân, doanh nghiệp của bạn cũng đang có những thắc mắc tương tự về chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm, hãy tham khảo bài viết này để có cho mình câu trả lời.
Doanh nghiệp sẽ phải nộp những chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm nào?
Theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp cần nộp hai loại phí sau đây để đăng ký sử dụng mã số mã vạch.
– Phí để đăng ký:
+ Với mã số mã vạch thông thường: đây là phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch
+ Với mã số mã vạch nước ngoài: đây là phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài.
Loại phí này sẽ được nộp vào thời điểm nộp hồ sơ đăng ký (xác nhận) sử dụng mã vạch.
– Phí để duy trì sử dụng: phí này sẽ được xác định theo năm (niên phí) để doanh nghiệp có thể tiếp tục sử dụng mã số mã vạch đã đăng ký. Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, doanh nghiệp phải nộp phí duy trì sử dụng cho năm đầu tiên. Từ năm thứ hai, các doanh nghiệp phải nộp phí thường niên trong thời hạn, chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm.
Xem thêm:
Đăng Ký Mã Vạch Rượu Cần Chuẩn Bị Hồ Sơ Như Thế Nào?
Đăng Ký Mã Số Mã Vạch Cho Sản Phẩm Bằng Cách Nào?
Cách xác định chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm
Không có một mức chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm chung cho tất cả các trường hợp. Tùy thuộc vào loại mã số mã vạch doanh nghiệp lựa chọn, số lượng mã vạch đăng ký, thời điểm đăng ký, dịch vụ sử dụng… mà mức chi phí phải nộp là không giống nhau.
Ví dụ: Doanh nghiệp A đăng ký sử dụng 01 mã địa điểm toàn cầu (GLN) và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký sử dụng mã số mã vạch ngày 31/08/2018. Doanh nghiệp A phải chịu 2 loại chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm với mức cụ thể như sau:
(1) Phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch: 300.000 đồng;
(2) Phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm:
Năm đầu tiên: 100.000 đồng (do doanh nghiệp nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nên mức phí phải nộp ở năm đầu tiên so với phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm tương ứng chỉ là 50%);
Từ năm thứ hai trở đi: 200.000 đồng.
Đăng ký mã vạch ở đâu để đơn giản và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp?
Tự đăng ký mã vạch không đồng nghĩa với tối ưu hóa các chi phí cho doanh nghiệp. Bởi lẽ thực tế cho thấy đa phần doanh nghiệp hiện nay đều chưa có nhận thức đầy đủ về pháp luật, thiếu kinh nghiệm thực tế dẫn đến việc đi lại nhiều lần, gửi hồ sơ nhiều lần, đăng ký không đúng loại mã vạch, số lượng mã vạch đăng ký không phù hợp dẫn đến việc tốn kém những chi phí không cần thiết. Điều đáng nói ở đây không phải chỉ là một số chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm mà kết quả của doanh nghiệp không đạt được, tốn kém nhân lực, thời gian, mất đi cơ hội, lợi ích kinh doanh.
Để tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức, các doanh nghiệp lớn thường lựa chọn dịch vụ đăng ký mã vạch của những công ty luật uy tín như Luật Dân Việt. Với vị thế là một trong những đơn vị hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp, giấy phép nói chung và đăng ký mã vạch nói riêng, chúng tôi tự tin và luôn cung cấp cho quý khách hàng những kết quả tốt nhất, những giá trị cốt lõi và bền vững.
Yêu cầu tư vấn, cung cấp dịch vụ Luật Dân Việt
Mọi thông tin chi tiết, thắc mắc dịch vụ, quy trình và chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm, quý khách hàng có thể liên hệ tới Luật Dân Việt thông qua một trong các phương thức sau: