Chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất được thực hiện thế nào?

Khi chuyển nhượng nhà đất (mua bán nhà đất) thì các bên phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. Người dân có thể tự mình thực hiện thủ tục chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất theo quy định dưới đây.

Hợp đồng mua bán nhà đất được phép chứng thực

Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.

Theo quy định trên, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (đất và nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở,…) phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp chuyển nhượng mà một hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức kinh doanh bất động sản.

Theo điểm d khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại UBND cấp xã.

Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất được phép chứng thực, việc chứng thực thực hiện tại UBND cấp xã nơi có đất (xã, phường, thị trấn).

Thủ tục chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất

Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thủ tục chứng thực hợp đồng chuyển nhượng nhà đất được thực hiện như sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau đây:

– Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng nhà đất.

– Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (mang bản chính để đối chiếu).

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận).

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3. Thực hiện chứng thực 

Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

– Các bên tham gia hợp đồng phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

– Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.

Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng.

– Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với hợp đồng có từ 02 trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng. Trường hợp hợp đồng có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

* Thời hạn chứng thực hợp đồng

Theo Điều 37 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thời hạn chứng thực hợp đồng không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

* Phí chứng thực: 50.000 đồng/hợp đồng (theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1024/QĐ-BTP).

Kết luận: Trên đây là thủ tục chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất. Khi các bên chuyển nhượng nhà đất lựa chọn chứng thực thay vì công chứng thì người yêu cầu chứng thực cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và mang tới UBND cấp xã nơi có đất để thực hiện chứng thực.

Tìm hiểu và tham khảo:

Bán nhà mà không bán đất có được không?

Tại sao mua nhà, đất phải cần Giấy chứng nhận độc thân?

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan