Chứng từ kế toán là gì? Các loại chứng từ kế toán?

Chứng từ giúp cho kế toán thực hiện được công việc kế toán ban đầu. Nếu không có chứng từ, sẽ không có cơ sở để triển khai nghiệp vụ cũng như kiểm soát tài chính phát sinh.

Chứng từ, hóa đơn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu, nhất là khi thực hiện lập sổ sách kế toán, quyết toán thuế hay chuẩn bị báo cáo tài chính.

Khi thực hiện nghiệp vụ kế toán, chắc chắn không thể bỏ qua các quy định liên quan đến chứng từ kế toán. Quý vị hãy cùng Luật Dân Việt chúng tôi đi tìm hiểu quy định của pháp luật về loại chứng từ này.

Chứng từ kế toán là gì?

Chứng từ được quy định trong Luật Kế toán năm 2015, cụ thể tại khoản 3 Điều 3 Luật này như sau:

Chứng từ kế toán là giấy tờ hoặc những vật mang thông tin liên quan làm căn cứ ghi sổ kế toán, để phản ánh nghiệp vụ tài chính- kinh tế được phát sinh và hoàn thành thực tế.

Ví vụ về chứng từ kế toán

Ví dụ thường thấy về loại chứng từ này như: Phiếu chi, Phiếu thu, Phiếu xuất- nhập kho, Biên lai thu tiền, Biên bản bàn giao tài sản, Giấy đề nghị thanh toán, Hóa đơn mua hàng hóa, Hóa đơn giá trị gia tăng,…

Những chứng từ trên không chỉ sử dụng cho nghiệp vụ kế toán, mà các cá nhân, tổ chức thông thường khi sử dụng dịch vụ cũng có thể yêu cầu xuất chứng từ.

Ví dụ: Khi đi ăn tại nhà hàng, khách hàng có thể yêu cầu nhà hàng đó xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) khi họ sử dụng dịch vụ ăn uống. Và hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp này là 10% VAT.

Các loại chứng từ kế toán

Tùy theo cách phân loại, chứng từ kế toán có những loại sau đây:

1/ Phân loại dựa vào công dụng

+ Chứng từ mệnh lệnh: Loại chứng từ này mục đích chính là truyền đạt thông tin chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên đến các bộ phận để thực hiện.

+ Chứng từ chấp hành: Loại chứng từ này, ghi nhận thông tin nghiệp vụ kinh tế nhất định đã được hoàn thành trong thực tế.

+ Chứng từ thủ tục: Loại chứng từ này nhằm tổng hợp hay phân loại các thông tin, nghiệp vụ liên quan đến đối tượng của kế toán, qua đó tạo điều kiện ghi sổ sách kế toán và đối chiếu tài liệu kèm theo.

+ Chứng từ liên hợp: Loại chứng từ này mang đặc điểm cơ bản của những loại chứng từ như chứng từ tổng hợp với chứng từ thủ tục hoặc kết hợp các loại chứng từ với nhau.

2/ Phân loại theo cách thức lập ra chứng từ

+ Chứng từ nhiều lần: Đây là loại chứng từ để ghi nhận những nghiệp vụ kinh tế được thực hiện liên tiếp và nhiều lần. Sau mỗi lần lập chứng từ, các giá trị được thể hiện trong chứng từ đó sẽ cộng dồn cho đến giới hạn đã xác định và chuyển vào sổ kế toán.

+ Chứng từ một lần: Là loại chứng từ để ghi nhận nghiệp vụ kinh tế chỉ thực hiện một lần và chuyển luôn vào sổ kế toán.

3/ Phân loại theo trình tự lập ra chứng từ

+ Chứng từ gốc: Là loại chứng từ lập trực tiếp khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc đã được hoàn thành.

+ Chứng từ tổng hợp: Là loại chứng từ dùng để ghi nhận tổng hợp số liệu của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, qua đó giảm nhẹ công tác kế toán và tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi vào sổ sách.

4/ Phân loại dựa vào hình thức thể hiện của chứng từ

+ Chứng từ điện tử: Là chứng từ được thể hiện bằng dữ liệu điện tử và được mã hóa riêng bằng dãy ký tự. Chứng từ điện tử sẽ không bị thay đổi khi qua dịch hay truyền qua mạng máy tính hoặc những vật chứa thông tin như bảng từ, thẻ thanh toán online,…

+ Chứng từ giấy: Đây là loại chứng từ được ghi nhận bằng giấy (bản cứng) chứng minh nghiệp vụ kinh tế hoàn thành hay có phát sinh mà không ghi nhận qua dữ liệu điện tử.

Ngoài những cách phân loại phổ biến nêu trên, chứng từ còn được phân loại dựa trên mục đích như chứng từ dùng cho công việc lập báo báo tài chính, chứng từ để hoàn thiện quyết toán thuế.

Bên cạnh đó, còn được phân loại theo nghiệp vụ của kế toán như chứng từ dùng trong nghiệp vụ lương, chứng từ của mua bán hàng hóa, chứng từ về tài sản doanh nghiệp,…

Xem thêm:

Mua hóa đơn từ cơ quan thuế công ty TNHH

Công ty cổ phần tiếng Anh là gì?

Tác dụng của chứng từ kế toán

Chứng từ có tác dụng vô cùng to lớn trong công tác nghiệp vụ kế toán, kiểm soát nộ bộ và lập sổ sách.

– Chứng từ giúp cho kế toán thực hiện được công việc kế toán ban đầu. Nếu không có chứng từ, sẽ không có cơ sở để triển khai nghiệp vụ cũng như kiểm soát tài chính phát sinh.

– Thông qua lập chứng từ toàn bộ nghiệp vụ kinh tế đã hoàn thành hay phát sinh mới của tổ chức, doanh nghiệp sẽ được ghi nhận lại đảm bảo về mặt pháp lý cũng như nghiệp vụ sau này.

– Việc lập chứng sẽ tạo căn cứ để ghi sổ kế toán theo quy định.

– Chứng từ thể hiện trách nhiệm pháp lý của những thông tin, nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp đó.

– Chứng từ là cơ sở để các cơ quan chức năng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nghĩa vụ tài chính trong doanh nghiệp, cụ thể là nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội và xử lý vi phạm nếu phát hiện ra.

– Những thông tin số liệu, giá trị ghi nhận trên chứng từ còn là căn cứ để xác định mức độ trách nhiệm và mức xử phạt.

Những nội dung chia sẻ trên của Luật Dân Việt, hy vọng sẽ giúp Quý vị nắm bắt được thông tin bổ ích về chứng từ kế toán và hiểu rõ các loại chứng từ để có thể phân loại dễ dàng, cũng như tác dụng quan trọng mà chứng từ mang lại, qua đó hạn chế phần nào rủi ro về mặt pháp lý.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan