Công Ty Hợp Danh Có Tư Cách Pháp Nhân?

Công Ty Hợp Danh Có Tư Cách Pháp Nhân Không? Pháp luật quy định cụ thể trường hợp này như thế nào? Cùng tìm hiểu thông tin theo nôi dung bài viết sau đây.

Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định 5 loại hình doanh nghiệp với những đặc điểm, tính chất khác nhau là: công ty TNHH một thành viên, hai thành viên trở lên; công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

Mỗi một loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm riêng và phù hợp với những đối tượng khác nhau. Đối với công ty hợp danh, loại hình công ty này sẽ phù hợp với trường hợp có nhiều thành viên hợp danh tức là có nhiều chủ sở hữu.

Vậy công ty hợp danh là gì, tính chất pháp lý của loại hình doanh nghiệp này như thế nào, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không sẽ được Luật Dân Việt giải đáp trong bài viết này.

Công ty hợp danh là gì?

Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp do ít nhất 02 thành viên làm chủ sở hữu chung và cùng nhau kinh doanh và có thể có thêm nhiều thành viên góp vốn, thành viên hợp danh tự chịu trách nhiệm nghĩa vụ của công ty bằng tài sản của mình, có tư cách pháp nhân và được thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. (quy định tại Điều 172 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

Đôi điều về công ty hợp danh

Công ty hợp danh mang những đặc điểm riêng như sau:

– Thành viên hợp danh là những sở hữu chung của công ty (có ít nhất 02 người). Thành viên hợp danh phải không thuộc các trường hợp:

+ Không phải là chủ của doanh nghiệp tư nhân hoặc là thành viên của một công ty hợp danh khác trừ khi được sự đồng ý của các thành viên hợp danh khác.

+ Không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh một cá nhân khác thực hiện các công việc kinh doanh trong cùng ngành, nghề với công ty nhằm mục đích tư lợi hoặc mang về lợi ích cho cá nhân, tổ chức khác.

+ Không được tự ý chuyển nhượng một phần hay toàn bộ vốn trong công ty cho một cá nhân khác nếu không được sự đồng ý của những thành viên hợp danh khác.

– Ngoài thành viên hợp danh, công ty hợp danh có thể có các thành viên góp vốn khác.

Các thành viên phải thực hiện góp đúng, đủ số vốn như đã cam kết, nếu đến hạn mà thành viên chưa góp đủ vốn cho công ty mà gây ra thiệt hại thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Thành viên góp vốn mà không đủ và đúng hạn như đã cam kết thì phần còn thiếu sẽ được coi là khoản nợ của thành viên với công ty, và nếu không thực hiện đúng quy định có thể bị khai trừ.

Còn đối với những thành viên đã góp đủ vốn như đã cam kết thì sẽ được cấp giấy chứng nhận của phần vốn góp.

– Công ty hợp danh có tài sản riêng, bao gồm các loại tài sản:

+ Vốn góp của các thành viên được chuyển quyền sở hữu cho công ty.

+ Tài sản tạo lập được trong quá trình hoạt động mang tên công ty.

+ Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh khi các thành viên hợp danh nhân danh công ty thực hiện, tài sản khác phát sinh từ hoạt động của công ty do thành viên hợp danh lấy danh nghĩa cá nhân thực hiện.

+ Một số loại tài sản khác theo quy định của pháp luật.

– Đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh và điều hành hoạt động kinh doanh.

Thành viên hợp danh của công ty hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và thực hiện điều hành hoạt động kinh doanh thường nhật của công ty. Thành viên hợp danh sẽ phân công nhau quản lý, kiểm soát và điều hành công ty, tức là có thể thay phiên nhau đảm nhiệm các vị trí.

Khi các thành viên hợp danh cùng thực hiện một hoặc một số hoạt động kinh doanh thì việc thông qua sẽ theo nguyên tắc đa số.

Thành viên hợp danh thực hiện công việc ngoài phạm vi công ty sẽ không thuộc trách nhiệm của công ty trừ khi công việc đó được các thành viên khác thông qua.

Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp, vậy công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?

Xem thêm:

Công Ty Hợp Danh Là Gì

Công Ty Mẹ Tiếng Anh Là Gì

Một tổ chức được coi là một pháp nhân nếu đáp ứng được các điều kiện quy định tại điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:

– Được thành lập theo quy định của Luật Dân sự.

Công ty hợp danh được thành lập theo quy định của pháp luật dân sự nhưng được cụ thể hóa về thủ tục, quy trình thành lập tại Luật Doanh nghiệp.

– Có cơ cấu tổ chức theo quy định ở điều 74 Luật Dân sự.

Công ty hợp danh có trụ sở riêng, có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể trong điều lệ công ty

– Có tài sản riêng, chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

Tài sản của công ty hợp danh bao gồm cả phần vốn góp của các thành viên, quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp, thành viên hợp danh và thành viên góp vốn của công ty hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, khoản nợ của công ty bang chính tài sản của mình.

– Độc lập tham gia các quan hệ pháp luật nhân danh tổ chức.

Công ty hợp danh hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm hoạt động sinh lời thông qua hoạt động của các thành viên nhân danh công ty. Các hoạt động như ký hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng hợp tác… đều nhân danh của chính công ty.

Trong định nghĩa đưa ra về công ty hợp danh, chúng tôi có nêu ra công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Và nội dung vừa rồi, chúng tôi đã chứng minh và khẳng định một lần nữa tư cách pháp nhân của công ty hợp danh theo quy định của pháp luật dân sự.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân từ khi nào?

Như nội dung chứng minh phía trên về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân khi được thành lập hợp pháp; có trụ sở, tài sản riêng và hoạt động nhân danh công ty.

Bên cạnh đó, bất kỳ một doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp nào được thành lập theo đúng quy định của pháp luật đều phải đáp ứng được những điều kiện nhất định về tên công ty, trụ sở, tài sản… bên cạnh những điều kiện về ngành nghề hoạt động.

Như vậy, có thể thấy tư cách pháp nhân của công ty hợp danh sẽ bắt đầu khi doanh nghiệp được thành lập, tức là kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan