Đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh là mối quan tâm chung của rất nhiều cá nhân, tổ chức vì lo sợ chiến lược kinh doanh của mình bị xâm phạm. Bài viết này, Luật Dân Việt sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc những thông tin liên quan về bí mật kinh doanh.
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh diễn ra ngày càng nhiều. Trong đó, một trong những lý do diễn ra sự xâm phạm này có thể kể đến đó là sự xem nhẹ công tác bảo vệ các đối tượng sở hữu công nghiệp “vô hình” như bí mật kinh doanh.
Do đặc thù của bí mật kinh doanh chỉ là những thông tin được đúc kết từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ và chưa được bộc lộ nên một khi thông tin này bị đối thủ nắm được, các thông tin này có thể đưa lại cho các doanh nghiệp đối thủ những ưu thế nhất định mà mình khó “đòi” lại được. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chưa có quy định về thủ tục đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh cho nên điều này cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Đặc điểm của bí mật kinh doanh
Thông tin được coi là bí mật kinh doanh khi có các đặc điểm sau đây:
– Tính bí mật: thể hiện qua phạm vi người biết đến thông tin hạn chế và thông thường có kèm theo cam kết bảo mật;
– Tính giá trị: Bí mật này thể hiện qua khoản tiền, số vốn đầu tư mà người có được thông tin đã bỏ ra để tạo ra nó hoặc có được thông tin đó; thể hiện qua khoản lợi mà chủ sở hữu thu được khi biết và sử dụng thông tin hay sự thiệt hại mà chủ sở hữu phải gánh chịu khi thông tin này bị rò rỉ hoặc bị người khác tiết lộ;
– Hữu ích trong hoạt động kinh doanh: Thông tin này phải có tính năng sử dụng thực tế, phải tạo ra sản phẩm về mặt vật chất trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Điều kiện đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh
Theo quy định tại Điều 84, 85 Luật sở hữu trí tuệ thì để được bảo hộ dưới hình thức bí mật kinh doanh thì thông tin bí mật đó phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
– Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
– Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
– Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
– Đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh không được thuộc một trong các trường hợp:
+ Bí mật về nhân thân;
+ Bí mật về quản lý nhà nước;
+ Bí mật về quốc phòng, an ninh;
+ Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.
Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh
Không giống các đối tượng khác như đăng ký sáng chế, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu… được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo vệ bí mật kinh doanh đó mà không cần trải qua thủ tục đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh.
Trường hợp xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu bí mật kinh doanh phải có nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ cần thiết để chứng minh quyền đối với bí mật kinh doanh đó.
Bí mật kinh doanh có thể được bảo hộ dưới hình thức sáng chế?
Nhiều khách hàng thắc mắc liệu bí mật kinh doanh có cách nào để đăng ký bảo hộ dưới hình thức sáng chế không? Bởi nếu đăng ký thành công thì chủ sở hữu sẽ không phải “đau đầu” về chuyện chứng minh quyền với bí mật kinh doanh đó, mà Văn bằng bảo hộ chính là minh chứng rõ ràng nhất chứng minh quyền. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng không nên đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh dưới hình thức sáng chế.
Khoản 1 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp văn bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây: có tính mới; có trình độ sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp”.
Trong khi đó, bí mật kinh doanh là thông tin bí mật được đúc rút từ trí tuệ và cả quá trình kinh doanh của một cá nhân, doanh nghiệp. Nếu như bí mật này “có khả năng áp dụng công nghiệp” tức là sẽ phải giải trình công khai về bí mật kinh doanh này. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng: sản phẩm “độc” do doanh nghiệp bạn sáng tạo, cả thế giới đều có thể làm ra nó. Hậu quả là đánh mất đi giá trị sản phẩm và giá trị của chính doanh nghiệp.
Xem thêm:
Làm Thế Nào Để Đăng Ký Bảo Hộ Sở Hữu Trí Tuệ?
Đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm tại Việt Nam như thế nào?
Dịch vụ đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh của Luật Dân Việt
Do thủ tục này pháp luật không quy định phải đăng ký, nên Luật Dân Việt sẽ hỗ trợ Quý khách hàng tư vấn và cung cấp thông tin pháp lý liên quan đến các vấn đề sau đây:
– Quy định pháp lý liên quan đến bí mật kinh doanh và bảo hộ bí mật kinh doanh;
– Xác định phần được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh;
– Tư vấn quyền của chủ sở hữu về bí mật kinh doanh;
– Tư vấn phương pháp bảo vệ thông tin bí mật kinh doanh;
– Xác định các hành vi bị coi là xâm hại quyền đối với bí mật kinh doanh;
– Đại diện khách hàng giải quyết tranh chấp, khiếu nại liên quan đến bí mật kinh doanh.
Để được tư vấn về các vấn đề xoay quanh đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết: