Ở thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm đăng ký mã vạch quốc tế. Vậy nhưng có thể hiểu đăng ký mã vạch quốc tế là việc cá nhân, tổ chức xác nhận sử dụng mã nước ngoài hoặc ủy quyền sử dụng mã vạch nước ngoài.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký mã vạch quốc tế sẽ phải nộp hồ sơ đề nghị xác nhận sử dụng mã nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền. So với các hình thức đăng ký mã số mã vạch thông thường, việc thực hiện thủ tục này tương đối phức tạp và mất thời gian. Nếu không có những am hiểu nhất định, mọi người rất khó có thể đăng ký thành công.
Các bước đăng ký mã vạch quốc tế chuẩn chỉnh
Để đăng ký mã vạch quốc tế, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Quy trình xin xác nhận sử dụng mã vạch quốc tế thường tiến hành qua các bước cơ bản sau:
* Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu xác nhận sử dụng mã nước ngoài hoặc ủy quyền sử dụng mã vạch nộp hồ sơ đề nghị xác nhận sử dụng mã nước ngoài hoặc ủy quyền sử dụng mã vạch về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Địa chỉ ở số 8, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
* Bước 2: Xử lý hồ sơ
Sau khi nộp hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định:
– Trường hợp hồ sơ đăng ký mã vạch quốc tế không hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã vạch có trách nhiệm cấp giấy xác nhận sử dụng mã nước ngoài hoặc ủy quyền sử dụng mã vạch cho tổ chức theo quy định.
* Bước 3: Nhận kết quả
Hồ sơ đăng ký mã vạch quốc tế thành công, kết quả sẽ được trả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
Điều kiện đăng ký mã vạch quốc tế thành công
Lưu ý với các doanh nghiệp tại Việt Nam khi tiến hành thủ tục xác nhận sử dụng mã vạch quốc tế, phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Tổ chức nộp đơn xác nhận sử dụng mã nước ngoài có bằng chứng được đối tác nước ngoài ủy quyền sử dụng mã vạch hợp pháp.
– Đóng phí xác nhận đầy đủ
Theo nội dung của Thông tư 232/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số, mã vạch.
Mức thu phí xác nhận sử dụng mã vạch nước ngoài: Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm: 500.000/hồ sơ
Mức thu phí xác nhận sử dụng mã vạch nước ngoài: Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm: 10.000/mã
Xem thêm:
Đăng Ký Mã Vạch Sản Phẩm Tại Hà Nam Gồm Những Bước Nào?
Thủ Tục Đăng Ký Mã Vạch Cho Sản Phẩm Gồm Các Bước Nào?
Mẫu đơn, tờ khai đăng ký mã vạch quốc tế
Căn cứ theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Cụ thể, khi tiến hành đăng ký mã vạch hàng hóa quốc tế, tổ chức, doanh nghiệp cần chuẩn bị các mẫu đơn, tờ khai dưới đây:
– Đơn đề nghị xác nhận sử dụng mã nước ngoài hoặc ủy quyền sử dụng mã vạch theo quy định tại Mẫu số 15 và Mẫu số 16 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP;
– Bằng chứng uỷ quyền của công ty nước ngoài (có công chứng) cho phép công ty ở Việt Nam được phép sử dụng mã vạch của công ty nước ngoài;
– Bản liệt kê danh mục sản phẩm sử dụng mã nước ngoài (theo mẫu).
Thủ tục đăng ký mã vạch quốc tế không đơn giản, nên tổ chức, doanh nghiệp có thể lựa chọn các đơn vị pháp lý có cung cấp dịch vụ để ủy quyền. Bởi vì, đây là thủ tục cần có sự am hiểu chuyên ngành và chuyên môn nhất định tránh mất thời gian, chi phí mà kết quả thu về lại không được như mong đợi, như việc bị trả hồ sơ.
Luật Dân Việt chúng tôi, là một trong những đơn vị mạnh trong cung cấp dịch vụ liên quan đến giấy phép, trong đó có đăng ký mã vạch quốc tế. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý hàng đầu, chúng tôi luôn tận tình hỗ trợ khách hàng để quý khách hàng có trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ mà chúng tôi mang lại.