Doanh nghiệp sáng tạo ra nhãn hiệu và đưa vào sử dụng. Doanh nghiệp băn khoăn không biết nhãn hiệu của mình có mặc nhiên được bảo hộ, không biết có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu công ty không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật Dân Việt để có câu trả lời thỏa đáng nhất.
Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ do một doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu có thể là từ, chữ cái, hình ảnh, màu sắc… hoặc sự kết hợp các yếu tố này tạo ra khả năng phân biệt. Vậy có bắt buộc đăng ký nhãn hiệu công ty không? Quý khách hàng hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của Luật Dân Việt.
Đăng ký nhãn hiệu công ty là không bắt buộc
Theo pháp luật hiện hành, không có quy định bắt buộc đăng ký nhãn hiệu công ty. Tuy nhiên việc đăng ký nhãn hiệu công ty được khuyến khích thực hiện nhằm xác lập quyền sở hữu của chủ nhãn hiệu và ngăn chặn các hành vi trái phép xâm phạm nhãn hiệu. Bởi lẽ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở đăng ký tại Việt Nam theo quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ (hoặc quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp). Cụ thể, nhãn hiệu phải đăng ký mới được bảo hộ độc quyền.
Do đó, doanh nghiệp có quyền lựa đăng ký nhãn hiệu công ty hoặc không đăng ký. Theo quan điểm của chúng tôi, việc đăng ký nhãn hiệu công ty là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho doanh nghiệp.
Trường hợp không đăng ký nhãn hiệu công ty
Nếu doanh nghiệp đang hoạt động và sử dụng nhãn hiệu chưa đăng ký có thể gặp phải những rủi ro pháp lý và thực tiễn sau đây:
– Bất cứ đơn vị nào cũng có thể sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự như nhãn hiệu mà doanh nghiệp đang sử dụng. Do đó, doanh nghiệp không tạo được thương hiệu riêng và độc cho mình.
– Bị các doanh nghiệp khác ăn cắp nhãn hiêu, làm hàng giả, hàng nhái khiến người tiêu dùng không phân biệt được hàng hóa của doanh nghiệp. Điều này gây tổn thất lớn về uy tín và doanh thu cho doanh nghiệp.
– Có thể bị mất nhãn hiệu khi có doanh nghiệp khác lấy nhãn hiệu đó và tiến hành đăng ký bảo hộ.
– Toàn bộ công sức, tài chính đầu tư vào nhãn hiệu có thể bị mất trắng. Rất nhiều trường hợp doanh nghiệp đang sử dụng một nhãn hiệu xâm phạm với bên khác mà không biết.
Do đó, trước khi doanh nghiệp đầu tư vào một nhãn hiệu nên tiến hành đăng ký. Bởi lẽ nếu nhãn hiệu đó bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã đăng ký doanh nghiệp nên chuyển hướng lựa chọn mẫu nhãn hiệu khác. Nếu doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký có thể bị chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký yêu cầu dừng sử dụng nhãn hiệu và có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật. Khi đó, mọi nỗ lực và đầu tư vào nhãn hiệu đều coi như vô ích.
Xem thêm:
Chứng Nhận Đăng Ký Mã Vạch Là Gì? Làm Sao Để Được Cấp?
Hướng Dẫn Đăng Ký Công Bố Mỹ Phẩm Theo Quy Định Pháp Luật
Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu công ty
– Được cơ quan nhà nước ghi nhận quyền sở hữu nhãn hiệu và được bảo vệ khi có các hành vi vi phạm. Doanh nghiệp được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong phạm vi các lĩnh vực đã đăng ký;
– Ngăn chặn các hành vi sử dụng và ăn cắp nhãn hiệu một các trái pháp luật. Khi doanh nghiệp phát hiện bất cứ hành vi trái pháp luật xâm phạm nhãn hiệu thì đều có thể tự mình hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi cho mình;
– Giúp doanh nghiệp định hình rõ thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường, không bị tương tự hoặc nhầm lẫn với các bên khác;
– Giúp người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, hàng hóa, dịch cụ của doanh nghiệp từ đó tin tưởng và sử dụng. Đây là động lực để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và phát triển hơn nữa;
– Có thể nhượng quyền thương mại hoặc chuyển giao nhãn hiệu cho bên khác để đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp;
– Thu hút đầu tư và tạo niềm tin cho đối tác.
– Có thể sử dụng như một tài sản để kinh doanh và vay vốn.
Do đó việc đăng ký nhãn hiệu công ty là vô cùng cần thiết và cấp bách. Lời khuyên của chúng tôi đối với các doanh nghiệp là: hãy thực hiện đăng ký nhãn hiệu công ty càng sớm càng tốt.