Đăng Ký Sở Hữu Trí Tuệ Phần Mềm Năm 2020 Như Thế Nào?

Xã hội ngày càng phát triển dẫn tới việc con người chú trọng tới các phương tiện sản phẩm thông minh, phần mềm thông minh nhằm giảm thiểu sức lao động của con người, nâng cao năng suất lao động. Theo đó, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho phần mềm, app hoặc chương trình máy tính là một trong những vấn đề đang rất được coi trọng.

Đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm sẽ đảm bảo cho chủ sở hữu được pháp luật ghi nhận bảo hộ, tránh các hành vi xâm phạm và cạnh tranh không lành mạnh từ các đối thủ. Tại Việt Nam, đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm được quy định cụ thể tại Luật sở hữu trí tuệ, hình thức đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm được bảo hộ với tên gọi là Chương trình máy tính, do Cục bản quyền tác giả Việt Nam cấp và ghi nhận quyền tác giả cho tác giả và quyền sở hữu cho chủ sở hữu của phần mềm.

Khi đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm, quý khách hàng cần lưu ý những đặc điểm như sau:

Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm

Từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm khác nhau, tuy nhiên, hồ sơ cơ bản cần có như sau:

+ Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả (có mẫu do cơ quan nhà nước ban hành);

+ Hợp đồng ủy quyền (Mẫu do Luật Dân Việt cung cấp);

+ Quyết định giao việc hoặc Tuyên bố chủ sở hữu tác phẩm (Mẫu do Luật Dân Việt cung cấp);

+ Giấy cam đoan của tác giả về nội dung mà mình sáng tạo ra (Mẫu do Luật Dân Việt cung cấp);

+ 2 Bản in code và giao diện phần mềm (các nội dung này có thể đóng thành 1 quyển bìa cứng, chủ sở hữu ghi tên phần mềm, tên của mình và địa chỉ, đóng dấu treo và dấu giáp lai của công ty (nếu có) ở các trang);

+ 2 Đĩa ghi code và phần cài đặt (đĩa ghi là đĩa CD, có dán đề can ghi tên phần mềm, tên chủ sở hữu, địa chỉ và đóng dấu treo của công ty (nếu có) lên phần tên công ty).

+ Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh của công ty (Nếu chủ sở hữu là công ty) hoặc Quyết định thành lập của tổ chức;

+ Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả (Tất cả những người sáng tạo; lập trình lên phần mềm)

Ngoài ra, tùy theo những trường hợp cụ thể, hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm còn có thể yêu cầu thêm các tài liệu như: Văn bản chứng minh quyền đăng ký; Hợp đồng thuê thiết kế; Hợp đồng chuyển nhượng (nếu nhận chuyển nhượng phần mềm từ tổ chức, cá nhân khác,…).

Theo đó, chủ sở hữu nên tham khảo ý kiến tư vấn của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp trước khi quyết định nộp hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận bản quyền phần mềm

Thời hạn để Cục bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận bản quyền phần mềm là khoảng 15-17 ngày làm việc kể từ ngày Cục bản quyền nhận được hồ sơ đầy đủ vả hợp lệ. Theo đó, thời gian này có thể kéo dài và lặp lại nếu hồ sơ có sai sót hoặc chỉnh sửa bổ sung. Do vậy, chủ sở hữu nên chuẩn bị đầy đủ và hoàn thiện hồ sơ chuẩn trước khi nộp hồ sơ để tránh kéo dài thời gian được xem xét cấp giấy chứng nhận.

Thời hạn bảo hộ phần mềm – chương trình máy tính

Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm. Đối với tác phẩm Chương trình máy tính không thuộc các đối tượng nêu trên, thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết.

Xem thêm:

Quy Trình Đăng Ký Mã Vạch Hàng Hóa Mới Nhất Như Thế Nào?

Đăng Ký Mã Vạch Quốc Tế Gồm Các Bước Thực Hiện Thế Nào?

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan