Đăng ký thương hiệu cá nhân hay cho tổ chức nhìn chung đều giống nhau về hồ sơ, thời gian, thủ tục và trình tự giải quyết tại Cục sở hữu trí tuệ.
Đăng ký thương hiệu cá nhân có được không? Đây là câu hỏi mà Luật Dân Việt nhận được khá nhiều. Sở dĩ như thế là vì mọi người ít khi nghe đến cụm từ này. Thông thường, mọi người chỉ biết đến đăng ký thương hiệu hoặc đăng ký độc quyền thương hiệu cho công ty mà thôi.
Vậy pháp luật có cho phép đăng ký thương hiệu cá nhân không? Nếu được đăng ký sẽ cần phải chuẩn bị những tài liệu gì?… Bài viết sau đây Luật Dân Việt sẽ thông tin đến quý khách hàng.
Đối tượng được quyền đăng ký thương hiệu
Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ nêu khá rõ ràng về đối tượng có quyền đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu. Theo đó, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có quyền đăng ký nhãn hiệu (tự sản xuất hoặc cung cấp/phân phối).
Như vậy, cá nhân hoặc tổ chức đều có quyền đăng ký nhãn hiệu.
Khi nào nên đăng ký thương hiệu với tư cách cá nhân?
Việc đăng ký thương hiệu với chủ sở hữu là cá nhân hay pháp nhân phụ thuộc vào từng đối tượng kinh doanh cụ thể và do chủ sở hữu quyết định.
– Trong trường hợp cá nhân chưa có điều kiện thành lập công ty riêng mà không muốn bị người khác đăng ký trước thương hiệu mình sẽ phải lựa chọn hình thức dùng cá nhân để đăng ký. Trường hợp sau khi đăng ký xong và chủ sở hữu đã thành lập công ty, chủ sở hữu có thể tiến hành thủ tục chuyển nhượng đơn đăng ký (trường hợp chưa được cấp văn bằng bảo hộ) và giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu (trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký) theo quy định pháp luật.
– Sau khi đăng ký thương hiệu, nếu thương hiệu được cá nhân quảng bá rộng rãi, được nhiều người biết đến thì cá nhân có thể sử dụng chính giá trị và quyền đối với tài sản trí tuệ đó để góp vốn vào các công ty khác.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu cá nhân
Cũng giống như hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền cho tổ chức, hồ sơ đăng ký thương hiệu cá nhân bắt buộc phải có những giấy tờ sau đây:
– Mẫu thương hiệu đăng ký (bản in trên giấy và kịch thước in mỗi thương hiệu sẽ nhỏ hơn 7cm x 7cm)
– Tờ khai (đơn) đăng ký thương hiệu cho cá nhân. Chú ý: Trong tờ khai sẽ có 1 số mục bắt buộc phải ghi như sau:
+ Mô tả mẫu nhãn hiệu
+ Thông tin chủ đơn đăng ký
+ Thông tin tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp (nếu nộp thông qua đại diện)
+ Thông tin về số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký
+ Thông tin về chi phí đăng ký…
Về thông tin chủ đơn đăng ký cần cung cấp các thông tin về tên chủ đơn, địa chỉ chủ đơn theo Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng;
– Mẫu nhãn hiệu (7 mẫu nhãn hiệu – 2 mẫu nhãn đi kèm với 2 đơn đăng ký, 5 mẫu nhãn nộp cùng với hồ sơ đăng ký);
– Giấy ủy quyền (nếu nộp thông qua Đại diện sở hữu công nghiệp).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cá nhân trực tiếp nộp hoặc thông qua Đại diện sở hữu công nghiệp nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ.
Thời gian kể từ thời điểm nộp hồ sơ đến khi được cấp Văn bằng bảo hộ là từ 13-18 tháng tùy vào số lượng hồ sơ tiếp nhận của Cục sở hữu trí tuệ.
Xem thêm:
Gia Hạn Đăng Ký Logo Gồm Những Bước Nào Theo Quy Định?
Những gì cần lưu ý khi Đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu?
Đăng Ký Thương Hiệu Cục Sở Hữu Trí Tuệ
Dịch vụ đăng ký thương hiệu cá nhân tại Luật Dân Việt
Với vai trò là Tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, Luật Dân Việt sẽ thực hiện các công việc sau đây khi tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu cá nhân cho Quý khách hàng.
Để Quý khách hàng hiểu rõ về các công việc Luật Dân Việt sẽ triển khai để giúp Quý khách hàng đăng ký thương hiệu cá nhân. Chúng tôi sẽ liệt kê các bước Luật Dân Việt tiến hành dưới đây:
– Tư vấn về các vấn đề liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu và tra cứu nhãn hiệu sơ bộ giúp Quý khách hàng trong trường hợp khách hàng đã có logo;
– Thiết kế mới logo, nhãn hiệu theo yêu cầu của Quý khách hàng hoặc chỉnh sửa logo cho khách hàng nếu logo có sẵn của khách hàng sau khi tra cứu không đạt yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ;
– Tư vấn các tài liệu, thông tin cần thiết cá nhân cần chuẩn bị để tiến hành đăng ký;
– Soạn thảo hồ sơ và đại diện khách hàng tiến hành thủ tục tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
– Trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký, theo dõi việc xem xét hồ sơ, kịp thời bổ sung và sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên xem xét hồ sơ (nếu có);
– Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ cơ quan chức năng và trao tận tay cho Quý khách hàng.