Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, điều mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm đó là đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sao cho đúng quy định pháp luật.
Việc đăng ký hoạt động kinh doanh không quá khó khăn đối với các ngành nghề kinh doanh thông thường, tuy nhiên đối với kinh doanh có điều kiện thì ngoài phải thực hiện các thủ tục đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh thì cần phải đáp ứng điều kiện nhất định theo luật định mới có thể đủ điều kiện đăng ký hợp pháp.
Chính vì lý do này, để giúp quý khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện trước khi tiến hành đăng ký kinh doanh, tổng đài 0926 220 286 xin giới thiệu danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?
Trước khi đi sâu vào Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Chúng tôi xin làm rõ khái niệm ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho Quý độc giả.
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà chủ thể trước khi đi vào hoạt động kinh doanh phải hội tụ đầy đủ các yêu cầu cần thiết của một nganh nghề nhất định trong các lĩnh vực cụ thể như an ninh quốc phòng, y tế, văn hóa – du lịch, môi trường,…
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định trong văn bản nào?
Hiện nay, ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Điều 7 và ban hành kèm theo Phụ lục 4 trong Luật Đầu tư năm 2014, tuy nhiên hiện nay một số ngành nghề trong điều 7 đã được sửa đổi chuyển thành ngành nghề cấm kinh doanh thuộc Điều 6 theo quy định tài Luật Đầu tư sửa đổi, bổ sung năm 2016.
Bên cạnh đó, tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh, tùy vào chủ thể kinh doanh, hình thức kinh doanh khác nhau mà tương ứng với đó sẽ có các văn bản chuyên ngành riêng quy định, hướng dẫn các điều kiện cần và đủ cho một ngành nghề kinh doanh.
Ví dụ như:
– Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng gồm có 11 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và được quy định rải rác trong các văn bản như Luật An ninh thông tin mạng; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định 104/2007/NĐ-CP; Nghị định 96/2016/NĐ-CP; Nghị định 66/2017/NĐ-CP; Nghị định 79/2014/NĐ-CP; Nghị định 78/2018/NĐ-CP.
– Trong lĩnh vực tư pháp gồm 7 ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định trong các văn bản như Luật luật sư năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung luật luật sư năm 2012; Luật giám định tư pháp năm 2012; Luật trong tài thương mại 2010; Luật phá sản 2014; Luật công chứng năm 2014; Luật đấu giá tài sản năm 2016; Nghị định 85/2013/NĐ-CP; Nghị định 62/2016/NĐ-CP;…
– Trong lĩnh vực y tế bao gồm 16 ngành nghề kinh doanh có điều kiện được điều chỉnh trong các văn bản pháp luật sau: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009; Luật dược 2005; Nghị định 79/2006/NĐ-CP; Nghị định 87/2011/NĐ-CP; Thông tư 14/2013/TT-BYT; Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BYTBNV; Quyết định 2271/2002/QĐ-BYT;…
– Trong lĩnh vực Lao động, thương binh và xã hội bao gồm 9 ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014; Nghị định 143/2016/NĐ-CP; Nghị định 140/2018/NĐ- CP; Nghị định 49/2018/NĐ-CP; Nghị định 52/2014/NĐ-CP.
Ví vụ về ngành nghề kinh doanh có điều kiện
– Đối với lĩnh vực xây dựng thì một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện là kinh doanh bất động sản, cụ thể kinh doanh của tổ chức, cá nhân làm dịch vụ trung gian mô giới bất động sản phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau:
+ Phải thành lập doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh này đối với pháp nhân, thể nhân và trong đó phải đáp ứng có tối thiểu hai người có chứng chỉ mô giới bất động sản.
+ Trường hợp là thể nhân tham gia kinh doanh ngành nghề này bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề và có nghĩa vụ kê khai thuế theo luật định.
– Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, cụ thể là ngành nghề dịch vụ tư vấn du học cần phải đáp ứng điều kiện: người tư vấn phải có trình độ từ đại học; có thể sử dụng tối thiểu một ngôn ngữ có trình độ từ bậc 4 theo khung 6 bậc của Việt Nam và tương đương và phải qua nghiệp vụ đào tạo về tư vấn du học.
– Đối với lĩnh vực công thương có ngành nghề về kinh doanh xăng dầu đối với đại lý bán lẻ phải đáp ứng điều kiện sau:
+ Ngành nghề kinh doanh về xăng dầu phải được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được thành lập theo luật định;
+ Phải là cửa hàng của một doanh nghiệp hay của các đồng sở hữu mà được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện được kinh doanh xăng dầu bán lẻ;
+ Các cá nhân trong cửa hàng phải qua đào tạo và có chứng chỉ kĩ năng về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.
Xem thêm:
Theo quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư 2014 có 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2017 sau khi Luật sửa đổi, bổ sung Luật đầu tư năm 2014 có hiệu lực, trong đó một số ngành nghề áp dụng theo ngành nghề kinh doanh có điều kiện được bổ sung vào nhóm ngành nghề bị cấm kinh doanh hoàn toàn (được quy định theo danh mục tại Phụ lục 2 của Luật đầu tư) là Kinh doanh pháo nổ.
Theo đó, tại phụ lục 4 việc kinh doanh các loại pháo vẫn nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, riêng kinh doanh pháo nổ không còn nằm trong danh mục này nữa.
Ngoài ra, Luật sửa đổi, bổ sung còn quy định thêm 02 ngành, nghề kinh có điều kiện là các chương trình, thiết bị ẩn dùng để ghi âm, ghi hình; Sản xuất, lắp ráp đối với xe ô tô nhập khẩu.
Chính vì vậy, hiện nay danh mục tại phụ lục 4 về ngành nghề kinh doanh có điều kiện năm 2019 chỉ còn lại 243 ngành.