Giấy Phép An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm – Tạo Dựng Lòng Tin Với Khách Hàng

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là giấy tờ pháp lý mà mọi nhà hàng, quán ăn, công ty cung cấp, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống cần phải có.

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (hay còn gọi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm) là một loại giấy phép do cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh có kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống.

Cơ quan cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho Hộ kinh doanh kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống là Phòng Y Tế – UBND Quận, huyện nơi đặt nhà hàng ăn uống.

– Còn đối với các công ty, doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ nhà hàng ăn uống sẽ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Sở Công thương.

Tại sao hộ kinh doanh dịch vụ nhà hàng cần xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm?

Tuân thủ quy định của pháp luật đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống

Theo quy định tại điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm:

Điều 18. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
  3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

Ngoài bị xử phạt hành chính theo quy định trên, đối tượng bị xử phạt sẽ buộc phải khắc phục hậu quả như buộc thu hồi thực phẩm, thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy đối với các trường hợp vi phạm.

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm giúp tạo dựng lòng tin với khách hàng

Vấn nạn thực phẩm bẩn khiến mọi người cảnh giác cao độ đối với các nhà hàng, công ty cung cấp thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Do vậy, để tạo dựng lòng tin và chứng minh được “sự trong sạch” cho sản phẩm/dịch vụ của mình, các công ty, doanh nghiệp, cá nhân cần phải tiến hành các thủ tục đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, hoạt động kinh doanh sẽ trở nên thuận tiện hơn.

Điều kiện để cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống xin được giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

  1. Được thành lập hợp pháp có ngành nghề kinh doanh phù hợp.
  2. Đảm bảo các điều kiện về trang thiết bị, con người theo quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ ăn uống:

Nhà hàng, quán ăn phải có khu nhà bếp riêng, tách biệt với khu vực ăn uống

Những nguyên liệu chế biến thực phẩm có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm

Các trang thiết bị sử dụng khi chế biến, bảo quản thực phẩm phải đáp ứng các tiêu chí theo quy định chung

Đầu bếp, phụ bếp, phục vụ có sức khỏe tốt, có kiến thức về an toàn thực phẩm

Khu vực ăn uống và chế biến phải được vệ sinh thường xuyên, có tủ lạnh, bồn rửa tay và nhà vệ sinh

  1. Tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước

Hồ sơ cần thiết để xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

1) Đơn yêu cầu xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (theo mẫu quy định)

2) Bản sao chứng thực giấy đăng ký kinh doanh của công ty, tổ chức

3) Hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu dùng để chế biến của nhà hàng hoặc hóa đơn mua hàng của nhà hàng với nhà cung cấp.

4) Bản trình bày trang thiết bị, cơ sở vật chất (mặt bằng sử dụng, quy trình sản xuát, quy trình bảo quản…)

5) Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ quan chức năng (bản sao có xác nhận của cơ sở)

6) Giấy khám sức khỏe có xác nhận của chủ cơ sở (bản sao có xác nhận của cơ sở)

Quy trình thực hiện công việc xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

  1. Đặt lịch học và tổ chức học lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho người quản lý/chủ cơ sở và các nhân viên kinh doanh;
  2. Tổ chức khám sức khỏe cho người quản lý/chủ cơ sở và các nhân viên kinh doanh;
  3. Hoàn thiện hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  4. Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

e.Thẩm định cơ sở:

Đối với hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc Cục sẽ có Quyết định thành lập đoàn thẩm định và tổ chức thẩm định tại thực địa. Nếu kết quả thẩm định đạt, đơn vị, tổ chức, cá nhân sẽ được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Đối với cơ sở chưa đủ điều kiện, đoàn thẩm định sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế của cơ sở để lập biên bản phù hợp.

  1.  Cấp Giấy chứng nhận:

– Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Nếu chỉ sản xuất, kinh doanh theo mùa vụ, giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cần ghi rõ thời gian.

– Trường hợp bị từ chối cấp giấy phép do chưa đủ điều kiện, đơn vị, tổ chức, cá nhân sẽ dựa trên những thông tin cơ quan chức năng cấp sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện trong vòng 60 ngày.

– Tình huống tệ nhất có thể xảy ra là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không đạt yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tại sao nên sử dụng dịch vụ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?

Mặc dù mọi người hoàn toàn có thể tự mình xin giấy phép an toàn thực phẩm. Thế nhưng, thực tế chỉ có khoảng 10% là tự thực hiện. Còn lại đến 90% sử dụng dịch vụ của các Công ty Luật (điển hình trong đó là Luật Dân Việt). Tại sao lại có sự chênh lệch cao như vậy?

Nguyên nhân là do hồ sơ xin giấy phép khá phức tạp mà nếu bạn không nắm rõ rất có thể xảy ra sai sót. Quá trình xin giấy phép tương đối lâu dài và cần có sự tương tác, trao đổi với cơ quan có thẩm quyền. Chưa kể đến, nếu không đạt yêu cầu, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu thực hiện lại dẫn đến việc tốn kém thời gian, chi phí. Do vậy, thay vì tự xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, bạn hãy sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp và uy tín.

Xem thêm:

Cách Quảng Cáo Thực Phẩm Chức Năng Đúng Luật

Công Bố Mỹ Phẩm Online Ở Đâu? Phải Thực Hiện Như Thế Nào?

Dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Dân Việt

Được thực hiện bởi các luật sư, chuyên viên tài năng, tận tình

Thủ tục, quy trình xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện bởi các Luật sư, chuyên viên giỏi chuyên môn, đã và đang phụ trách xin giấy phép cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Nhờ kinh nghiệm dày dặn, các luật sư, chuyên viên của Luật Dân Việt sẽ rút ngắn được thời gian xin giấy phép cho quý khách hàng.

Không dừng lại ở đó, các luật sư, chuyên viên của chúng tôi còn rất tận tình với khách hàng. Bất cứ lúc nào khách hàng cần hỗ trợ, chúng tôi đều có mặt. Nhờ đó, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm hơn rất nhiều.

Chi phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hợp lý

Bên cạnh một chất lượng dịch vụ tốt, Luật Dân Việt còn mong muốn có thể hỗ trợ cho nhiều đối tượng khách hàng bằng một mức chi phí hợp lý. Có thể báo giá dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Dân Việt không rẻ nhất trên thị trường, nhưng chúng tôi tự tin rằng mức phí mà bạn bỏ ra hoàn toàn xứng đáng với giá trị mà bạn nhận được.

Công việc được thực hiện bởi Luật Dân Việt trong quá trình xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Luật Dân Việt cung cấp dịch vụ hỗ trợ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP cho hộ kinh doanh, chúng tôi sẽ cung cấp những dịch vụ sau:

  1. Tư vấn cho khách hàng điều kiện cần thiết để xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm;
  2. Hướng dẫn khách hàng trong việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu
  3. Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh
  4. Thay mặt khách hàng tiến hành thủ tục xin “Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe”, “Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm” cho người quản lý/chủ cơ sở và các nhân viên kinh doanh
  5. Kết hợp với khách hàng đón tiếp đoàn kiểm tra địa điểm.
  6. Thay mặt khách hàng nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  7. Tư vấn hỗ trợ khách hàng trong các vấn đề pháp luật có liên quan

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan