Doanh nghiệp chỉ phải nộp đến phòng đăng ký kinh doanh và đồng thời phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế trước khi tạm ngừng kinh doanh như nộp các khoản thuế còn nợ, kê khai các giấy tờ về thuế theo hàng tháng, quý.
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, khi dịch bệnh ngày càng có diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp đang “lao đao”. Nhiều công ty phải chấp nhận lựa chọn hình thức giải thể doanh nghiệp, tuy nhiên luật hiện hành quy định một phương thức tối ưu hơn cho doanh nghiệp là tạm ngừng kinh doanh.
Chính vì lý do này, Luật Dân Việt xin giới thiệu đến quý khách hàng về Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh 2021 nhằm giúp các doanh nghiệp đã và đang có ý định tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp của mình.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh gồm những gì?
Theo quy định tại Nghị Định Số: 01/2021/NĐ-CP Đăng Ký Doanh Nghiệp thì hồ sơ tạm ngừng kinh doanh 2021 bao gồm các tài liệu, giấy tờ sau:
1/ Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
2/ Quyết định tạm ngừng kinh doanh:
– Trường hợp công ty TNHH hai thành viên trở lên do hội đồng thành viên quyết định;
– Trường hợp công ty TNHH một thành viên do chủ sở hữu công ty quyết định;
– Hội đồng quản trị ra quyết định trong trường hợp là công ty cổ phần;
– Trường hợp là công ty hợp danh thì do các thành viên hợp danh quyết định.
3/ Bản sao biên bản họp có công chứng tại phòng công chứng, chứng thực cơ quan có thẩm quyền:
– Biên bản họp của hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên;
– Biên bản họp của đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần;
– Biên bản họp của thành viên hợp danh với công ty hợp danh.
4/ Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.
Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh ở đâu?
Theo quy định tại Điều 200 Luật Doanh nghiệp thì hồ sơ sẽ được nộp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh, cụ thể tại phòng đăng ký kinh doanh nơi có chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh đó.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh trước thời gian đã thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh thì phải có văn bản thông báo gửi đến phòng đăng ký kinh doanh trước khi tạm ngừng kinh doanh trong vòng 15 ngày.
Bên cạnh đó, khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh 01 năm đầu tiên thì công ty có trách nhiệm thông báo tiếp tục tạm ngừng kinh doanh gửi đến phòng đăng ký kinh doanh, kèm theo điều kiện là việc tạm ngừng kinh doanh tất cả các lần không quá 02 năm.
Ngoài ra, điểm mới so với quy định trước đây, khi đăng ký tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp phải đồng thời nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
Nhưng theo quy định mới chỉ phải nộp đến phòng đăng ký kinh doanh và đồng thời phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế trước khi tạm ngừng kinh doanh như nộp các khoản thuế còn nợ, kê khai các giấy tờ về thuế theo hàng tháng, quý, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và báo cáo tài chính.
Có nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh qua mạng được không?
Hiện nay, tại Việt Nam đã hỗ trợ các doanh nghiệp nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh 2021 qua mạng. Sau đây Luật Dân Việt xin hướng dẫn đến quý khách hàng các bước để đăng ký tạm ngừng kinh doanh qua trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:
Bước 1: Truy cập vào trang web https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
Bước 2: Thực hiện đăng nhập tài khoản.
Bước 3: Vào mục Dịch vụ công, sau đó tiếp tục chọn đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
Bước 4: Vào phần đăng ký doanh nghiệp chọn phương thức nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh nhấn tiếp theo để tiếp tục.
Bước 5: Nhập các thông tin về doanh nghiệp Mã số doanh nghiệp, mã số nội bộ trong hệ thống tiếp tục nhấn vào ô tiếp theo
Bước 6: Chọn loại đăng ký thay đổi là tạm ngừng hoạt động
Bước 7: Kê khai các giấy tờ nộp qua mạng trong hộp chọn các giấy tờ nộp qua mạng điện tử.
Bước 8: Xác nhận các thông tin đăng ký
Bước 9: Trong phần khối dữ liệu chọn mục Tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trong ô thông tin tạm ngừng hoạt động kinh doanh ghi đầy đủ ngày bắt đầy và kết thức tạm ngừng; lý do tạm ngừng.
Bước 10: Chọn phần người liên hệ và thực hiện điền đầy đủ thông tin cá nhân của người đó
Bước 11: Trong phần văn bản đính kèm Chọn thông báo tạm ngừng kinh doanh chọn tệp có sẵn nhấn lưu tương tự thực hiện đối với các văn bản còn lại.
Bước 12: Lựa chọn phương thức ký số hay xác thực sau đó nhấn chuột vào phần xác nhận.
Bước 13: thực hiện bước thanh toán sau đó nhấn vào xác nhận đơn hàng
Sau khi hoàn tất các bước trên doanh nghiệp sẽ nhận được giấy biên nhận điện tử trên danh sách thông báo.
Xem thêm: Thủ tục Thay đổi giấy phép kinh doanh
Mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh bao gồm 3 mẫu tài liêu như đã nêu ở trên:
1/ Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh theo Phụ lục Thông tư Số: 01/2021/TT-BKHĐT
2/ Mẫu quyết định tạm ngừng kinh doanh
Bản quyết định này do Doanh nghiệp trực tiếp soạn thảo, sau đây Luật Dân Việt xin giới thiệu Mẫu quyết định như sau:
– Bao gồm đầy đủ quốc hiệu, tiêu ngữ; tên công ty; Số quyết định; địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định; Tên quyết định; Căn cứ pháp luật.
– Chủ thể ra quyết định: Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; Chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên; Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh
– Nội dung của quyết định: bao gồm các điều khoản quy định về thời hạn tạm ngừng kinh doanh; lý do tạm ngừng; người đại diện thực hiện các thủ tục tạm ngừng kinh doanh; các chủ thể có trách nhiệm thi hành quyết định; hiệu lực của quyết định.
– Có chữ ký, đóng dấu của người đại diện công ty.
Luật Dân Việt xin cung cấp đến quý khách hàng mẫu quyết định tạm ngừng kinh doanh của Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
3/ Mẫu biên bản họp của công ty:
– Có phần quốc hiệu, tiêu ngữ, và đầy đủ tên của công ty, số biên bản.
– Tên chủ đề của Biên bản họp, cụ thể là về việc tạm ngừng kinh doanh của công ty.
– Thời gian, địa điểm xảy ra;
– Thành phần tham dự cuộc họp: các thành viên của công ty, các thành phần khác nếu có;
– Tên đầy đủ chủ tọa và thư ký cuộc họp;
– Nội dung của cuộc họp: đây là phần quan trọng được thực hiện bởi thư ký thông qua quan sát, ghi chép lại diễn biễn của cuộc họp các vấn đề được các bên trình bày, thảo luận và ý kiến phát biểu của các chủ thể tham gia.
– Có thể có thêm phần biểu quyết trong cuộc họp bao gồm phần trăm tán thành và không tán thành đối với vấn đề được thảo luận.
– Thời điểm kết thúc cuộc họp, nêu rõ kết luận về việc nhất trí và thông qua của các thành viên.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về hồ sơ tạm ngừng kinh doanh 2021 của Luật Dân Việt. Mọi ý kiến thắc mắc hoặc có vấn đề cần giải đáp xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Dân Việt để được hỗ trợ.