Hồ sơ, thủ tục mua nhà ở xã hội 2023 đầy đủ và chính xác

Thủ tục mua nhà ở xã hội dưới đây sẽ giúp người dân có thể tự mình chuẩn bị đầy đủ mẫu đơn, giấy tờ chứng minh điều kiện hưởng chính sách nhà ở xã hội theo từng đối tượng.

Lưu ý: Quy định này đã bị sửa đổi từ ngày 01/4/2021.

Hồ sơ mua nhà ở xã hội

Căn cứ Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP và Điều 10 Thông tư 20/2016/TT-BXD, đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội nhưng chưa được hưởng phải chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ như sau:

1. Đơn đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở theo mẫu số 01 tại phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 20/2016/TT-BXD.

2. Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội.

TT

Đối tượng

Giấy tờ chứng minh

1

Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Phải có giấy tờ chứng minh về đối tượng theo quy định của pháp luật về người có công với cách mạng, xác nhận về thực trạng nhà ở và chưa được hỗ trợ nhà ở của Nhà nước do UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp.

2

Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.

Phải có giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc về đối tượng và thực trạng nhà ở.

3

Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.

4

Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân.

5

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

6

Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ.

Phải có giấy xác nhận đã trả lại nhà ở công vụ do cơ quan quản lý nhà ở công vụ cấp.

7

Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Phải có bản sao có chứng thực chứng minh người đó có tên trong danh sách thu hồi đất ở, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan có thẩm quyền, kèm theo giấy xác nhận của UBND cấp huyện nơi người có nhà, đất bị thu hồi về việc chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở tái định cư.

3. Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú

– Đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội thì phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó.

– Trường hợp đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú thì phải có bản sao có chứng thực giấy đăng ký tạm trú; bản sao có chứng thực hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn và giấy xác nhận (hoặc giấy tờ chứng minh) về việc có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người đó đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Đối tượng làm việc cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội mà việc đóng bảo hiểm thực hiện tại địa phương nơi đặt trụ sở chính thì phải có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đặt trụ sở chính về việc đóng bảo hiểm.

4. Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập

TT

Đối tượng

Giấy tờ chứng minh

1

Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.

Phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị mà người đó đang làm việc về mức thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

2

Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân.

3

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

4

Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.

Không cần giấy tờ chứng minh mà tự kê khai về mức thu nhập của bản thân và chịu trách nhiệm về thông tin tự kê khai.

Sở Xây dựng liên hệ với Cục thuế địa phương để xác minh thuế thu nhập của các đối tượng này trong trường hợp cần thiết.

Lưu ý: Trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân dưới 10 m2/người thì vẫn thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội.

Trình tự, thủ tục mua nhà ở xã hội

Lưu ý: Thủ tục dưới đây áp dụng khi mua nhà ở xã hội không thuộc sở hữu Nhà nước.

* Nộp hồ sơ

Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, người có nhu cầu đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội nộp hồ sơ cho chủ đầu tư.

Người nhận hồ sơ phải ghi giấy biên nhận, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì người nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi rõ lý do chưa giải quyết và trả lại cho người nộp hồ sơ để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện.

* Giải quyết yêu cầu

Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm gửi danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo thứ tự ưu tiên (trên cơ sở chấm điểm theo quy định) về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để kiểm tra nhằm loại trừ việc người được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần.

Trường hợp đối tượng dự kiến được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo danh sách do chủ đầu tư lập mà đã được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở theo quy định hoặc đã được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại dự án khác thì Sở Xây dựng có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho chủ đầu tư biết để xóa tên trong danh sách được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Sau 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được danh sách, nếu Sở Xây dựng không có ý kiến phản hồi thì chủ đầu tư thông báo cho các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trong dự án của mình đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng.

Sau khi ký hợp đồng, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm lập đầy đủ danh sách các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội gửi về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để công bố công khai trong thời hạn 30 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được danh sách) và lưu trữ để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra (hậu kiểm).

Đồng thời, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm công bố công khai danh sách này tại trụ sở làm việc của chủ đầu tư và tại sàn giao dịch bất động sản hoặc trang thông tin điện tử về nhà ở xã hội của chủ đầu tư (nếu có).

Kết luận: Khi thực hiện thủ tục mua nhà ở xã hội thì phức tạp nhất là xin giấy xác nhận đủ điều kiện hưởng chính sách. Khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì chỉ cần nộp cho nhà đầu tư và đợi kết quả xét duyệt.

Tìm hiểu và tham khảo:

Thủ tục mua bán đất đai: Toàn bộ hướng dẫn mới nhất

Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đăng ký đất đai lần đầu

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan