Không cho tách khẩu sau khi ly hôn bị phạt thế nào?

Không ít người sau khi ly hôn muốn tách khẩu “đường ai nấy đi” nhưng luôn bị người kia làm khó dễ. Vậy nếu cản trở, không cho vợ/chồng tách khẩu thì bị phạt thế nào?

Luôn được tách hộ khẩu khi có nhu cầu?

Theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi 2013, khi có cùng một chỗ ở hợp pháp, một người sẽ được tách khẩu nếu:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách khẩu;

– Đã được nhập khẩu vào sổ hộ khẩu của người khác mà không có quan hệ gia đình và được chủ hộ đồng ý cho tách khẩu bằng văn bản.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, không phải trường hợp nào cũng được tách khẩu. Khi có nhu cầu thì chỉ được tách khẩu trong trường hợp ở chung một chỗ hợp pháp, có quan hệ gia đình, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Với trường hợp không có quan hệ gia đình mà trước đó được nhập “nhờ” vào sổ hộ khẩu của người khác thì khi tách khẩu phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ hộ.

Lúc này, để tách khẩu, người đi làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; văn bản đồng ý tách khẩu (nếu thuộc trường hợp phải có sự đồng ý).

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ nêu trên, việc tách sổ hộ khẩu sẽ được cơ quan có thẩm quyền trả kết quả giải quyết. Nếu không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

khong-cho-tach-khau-sau-ly-hon-bi-phat-nhu-the-nao

Sau ly hôn, chồng phải tạo điều kiện cho vợ tách khẩu (Ảnh minh họa)

Xem thêm: Chồng trốn cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, phải làm sao

Không cho tách khẩu sau khi ly hôn bị phạt đến 300.000 đồng

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình mới nhất).

Theo đó, không chỉ tình cảm, các mối quan hệ giữa vợ chồng và con thay đổi, gây nhiều tranh cãi mà việc tách khẩu hay nhập khẩu của “người ra đi” cũng là một vấn đề phức tạp.

Thực tế, việc tách khẩu khi ly hôn nhiều khi được người còn lại tạo điều kiện và thực hiện một cách nhanh chóng, thuận lợi. Tuy nhiên, không thiếu trường hợp bị gây khó khăn, cản trở: Không cho chữ ký đồng ý của chủ hộ, không cho mượn sổ hộ khẩu…

Theo quy định tại khoản 8 Điều 10 Nghị định số 35/2014 của Bộ Công an, chủ hộ phải có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết công việc theo quy định.

Nếu cố tình gây khó khăn, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo đó, nếu cá nhân, chủ hộ gia đình có hành vi cản trở, không cho người trong sổ hộ khẩu thực hiện các quy định về đăng ký thường trú, tạm trú hoặc điều chỉnh thay đổi sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng. (khoản 1 Điều 8 Nghị định số 167/2013).

Lúc này, sau khi ly hôn, nếu đã dùng các biện pháp hợp pháp mà vẫn bị gây khó khăn thì có thể nhờ đến sự giúp đỡ của cơ quan công an có thẩm quyền. Khi đó, người cản trở có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 – 300.000 đồng.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan