Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì? Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận những thông tin gì doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của chúng tôi.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là một vấn đề được nhiều người quan tâm, là sự thể hiện cơ quan có thẩm quyền công nhận tính hợp pháp của một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của đất nước.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì? Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận những thông tin gì doanh nghiệp? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp? Doanh nghiệp cần chuẩn bị những thông tin, điều kiện gì để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Để tìm hiểu cụ thể hơn những thông tin trên quý độc giả có thể tham khảo một số nội dung chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là sự công nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận bằng văn bản hoặc bằng bản điện tử ghi nhận lại những thông tin cơ bản mà trước đó doanh nghiệp đã cung cấp về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể hoạt động, kinh doanh trên ngành nghề mình đăng ký đối với những ngành nghề kinh doanh có không có điều kiện.
Với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần thêm một bước nữa là xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đăng ký doanh nghiệp, thì doanh nghiệp mới có thể đi vào hoạt động một cách hợp pháp.
Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ở nước ta hiện nay được chia thành hai cấp.
– Cơ quan có thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp là Phòng Tài chính- Kế hoạch thuộc UBND huyện có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh (loại hình doanh nghiệp do một số người hoặc hộ gia đình làm chủ) làm việc trên địa bàn cấp huyện đó.
Cơ quan này sẽ tiếp nhận hồ sơ của hộ kinh doanh trên địa bàn xem xét tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, sau đó trả lời cho hộ kinh doanh dưới hai hình thức chấp nhận sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không chấp nhận sẽ trả lại hồ sơ cho hộ kinh doanh.
– Cơ quan có thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp cấp tỉnh là Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư. Cơ quan này sẽ có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các loại hình doanh nghiệp còn lại mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không có thẩm quyền các loại hình: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân…
Cơ quan này có thẩm quyền xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp của các quận huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Phòng đăng ký kinh doanh cũng có nhiệm vụ xem xét, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ của các doanh nghiệp sau đó trả lời cho doanh nghiệp về kết quả.
Riêng tại hai tỉnh thành là Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ được thành lập thêm một đến hai địa điểm có thẩm quyền đăng ký kinh doanh. Các Phòng đăng ký kinh doanh tại hai Thành phố này sẽ được đánh theo số thứ tự.
Tại Hà Nội những địa điểm có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Phòng đăng ký kinh doanh đánh số thứ tự từ 1 đến 3, Bộ phận hồ sơ một cửa, Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, các phòng ban khác và phòng Đầu tư nước ngoài – thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh địa điểm có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm:
Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp TNHH
Hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH 1 TV
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp sau khi xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Do đó mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ do bên Sở kế hoạch và Đầu tư quy định về biểu mẫu này.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thể hiện dưới hai hình thức là bằng bản và bản điện từ và phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Hình thức giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được làm bằng bìa cứng, mặt trước màu đỏ, mặt sau ghi đầy đủ thông tin nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, và thông tin của doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhìn chung sẽ bao gồm một số mục chính sau:
– Tên doanh nghiệp đăng ký
– Địa chỉ doanh nghiệp
– Chủ doanh nghiệp
– Ngành nghề kinh doanh
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Để có thể được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau đây:
– Khi chuẩn bị hồ sơ cần chuẩn bị cần lưu ý về thông tin về chủ thể đăng ký thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức nằm ngoài những trường hợp cá nhân tổ chức không có quyền đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
– Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp ghi trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời ngành nghề kinh doanh này không thuộc những ngành nghề bị cấm: buôn ma túy, buôn người, kinh doanh mại dâm, kinh doanh nội tạng người,…
– Đáp ứng được tên của doanh nghiệp có đầy đủ hai yếu tổ chính là tên riêng của doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp kinh doanh. Ngoài ra các yếu tố khác ngoài hai yếu tố chính trên thì doanh nghiệp có thể thêm yêu tố về mặt hàng, địa danh trong tên doanh nghiệp.
Tên riêng của doanh nghiệp cũng cần đáp ứng những yêu cầu là không gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác cùng ngành nghề kinh doanh, không đi trái với thuần phong, mỹ tục của đất nước, không được trùng với tên của những cơ quan, đơn vị nhà nước như Công ty trách nhiệm hữu hạn Công an nhân dân, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển an ninh nhân dân…
– Thông tin về địa điểm của doanh nghiệp phải rõ ràng tên nhà, hẻm, ngõ, đường, xã/ thị trấn/phương, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Địa chỉ của doanh nghiệp không được để tại những địa điểm không xác định trên lãnh thổ quốc gia, không đặt tại những địa điểm không được phép hoạt động kinh doanh như trên đất lâm nghiệp, đất phục vụ mục đích quốc phòng.
– Sau khi thực hiện nộp hồ sơ tại cơ quan thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp thì các cá nhân, tổ chức phải thực hiện thủ tục nộp lệ phí cho cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Hiện tại có thể thực hiện nộp lệ phí trực tiếp cho cơ quan đăng ký doanh nghiệp, hoặc chuyển khoản cho cơ quan đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua Cổng đăng ký doanh nghiệp trực tuyến.
Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp sẽ bao gồm những nội dung chính dưới đây:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp+ loại hình doanh nghiệp ví dụ: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty hợp danh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phẩn…
– Mã số doanh nghiệp, Ghi nhận đăng ký lần đầu hay đăng ký thay đổi lần thứ bao nhiêu vào thời điểm cụ thể: ngày, tháng, năm nào.
– Tên công ty, sẽ bao gồm tên công ty được ghi bằng tiếng Việt, tên công ty được ghi bằng tiếng Anh, tên công ty viết tắt. Tên của công ty buộc phải ghi bằng chữ in hoa.
– Tên trụ sở chính của doanh nghiệp bao gồm những thông tin: điện thoại, email, website, fax nếu có.
– Chủ doanh nghiệp, hoặc thành viên công ty cần có một số thông tin cơ bản như: tên chủ doanh nghiệp, thành viên công ty, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch…
– Vốn điều lệ tùy thuộc từng loại hình công ty mà có quy định khác nhau về vốn điều lệ tối thiểu, mỗi doanh nghiệp cũng có thông tin về vốn điều lệ khác nhau được ghi nhận tại hồ sơ nộp cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp. Ở đây sẽ bao gồm thông tin số tiền bằng số, số tiền bằng chữ, đơn vị tiền là VNĐ hay ngoại tệ.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về hợp đồng bảo dưỡng, nếu có thắc mắc quý vị có thể liên hệ qua Hotline để được tư vấn.