Mẫu hợp đồng đào tạo nghề phổ biến nhất và các lưu ý cần biết

Đào tạo nghề giúp nâng cao trình độ tay nghề của người lao động nhằm cải thiện hiệu suất công việc. Vậy mẫu hợp đồng đào tạo nghề đang sử dụng phổ biến hiện nay là gì? Lưu ý gì khi ký hợp đồng đào tạo nghề?

Mẫu hợp đồng đào tạo nghề phổ biến nhất

Câu hỏi: Sếp đang yêu cầu em biên soạn hợp đồng đào tạo nghề cho nhân sự sắp tới. Vui lòng hỗ trợ giúp em mẫu hợp đồng đào tạo nghề đang được sử dụng nhiều hiện nay ạ. Em cảm ơn. – Chu Hoa Ngọc (Hà Nội).

Trả lời:

Dưới đây là mẫu hợp đồng đào tạo nghề được dùng phổ biến hiện nay, mời độc giả tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-***——-

HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ (1)

Số: ……………

Căn cứ Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH quy định về Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký (2)…………… số …………………. của ………………………. do ………….. cấp;

Căn cứ (3) cơ cấu tổ chức và Quy chế Công ty ………………………………….;

Căn cứ (4) Quy chế Trung tâm dạy nghề …………………………………………..;

Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm ……, tại (5)……………………….., chúng tôi gồm:

Bên dạy nghề (6): …………………..…………………………………….…..

Đại diện: …………………….…………………….…………………….………

Chức vụ: …………………….…………………….………………………..….

Địa chỉ: …………………….…………………….…………..….………………

Điện thoại: …………….……………………. Fax: ..…………………………..

Mã số thuế: …………………….…………………….…………….……………

Tài khoản số: ………………………. Tại Ngân hàng:…….……….…………

Bên học nghề (7): ………………………………………..……………………

Sinh ngày:………………………………………………….…………………..

Trình độ văn hoá: …………………….…………………….…………………

Hộ khẩu thường trú: ………………..………….…………………….……….

Nơi ở hiện tại: …………………….………………………………….………..

Giấy tạm trú (8) số …………….. Ngày cấp: ….………. Nơi cấp:……………

Số CMND: ……………. Ngày cấp …………….……Nơi cấp:………………

Điện thoại: ………………………………………………………….……………

Thoả thuận ký kết Hợp đồng đào tạo nghề và cam kết làm đúng các điều khoản dưới đây:

Điều 1. Nghề đào tạo

Loại nghề: …………………………………….

Thời gian đào tạo: Từ ngày…../…../……đến ngày…../…../……

Tương đương: ……. tuần; …….. giờ.

Địa điểm: ………………………………………………………………………..

Điều 2. Chế độ học nghề

1. Thời gian học trong ngày:

– Sáng: từ ……… đến …….

– Chiều: từ …….. đến ………

– Tối: từ ………. đến ……….

2. Chế độ nghỉ ngày chủ nhật và tất cả các ngày Lễ Tết theo quy định của Nhà nước.

3. Học viên được cấp phát:

– Thẻ học viên;

– Tài liệu học tập Đại cương và chuyên ngành.

4. Người học được học trong điều kiện an toàn và vệ sinh theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Chi phí đào tạo (9)

Tổng chi phí đào tạo nghề là ………………………………………………….. đồng.

(Bằng chữ:…………………………………………………………………………. đồng)

Bao gồm các khoản:……………………………………………………………

Phương thức thanh toán (10): ………………………………………………….

Điều 4. Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo

Trường hợp bên dạy nghè vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo cho bên học nghề.

Điều 5. Sau đào tạo

Người học nghề được cấp chứng chỉ (nếu có): ……………………………

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề, người học nghề cam kết làm việc cho công ty với thời hạn ….…………………….. năm.

Điều 6. Quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của bên học nghề

1. Quyền hạn

a) Học viên có quyền đề xuất, đóng góp ý kiến xây dựng để đảm bảo quyền lợi cho mình.

b) Người nhập học hoặc đang học nếu vì lý do chính đáng mà chưa tham gia học hoặc phải ngừng học thì được xem xét để bảo lưu và học lại (Thời gian bảo lưu không quá …….tháng).

2. Nghĩa vụ

a) Người học phải làm đầy đủ thủ tục nhập học và đóng học phí theo quy định mới được vào học.

b) Trong quá trình học, tuyệt đối chấp hành nội quy của lớp học, quy chế của Trung tâm/Công ty và quy định của pháp luật. Nếu vi phạm phải bồi thường toàn bộ chi phí của khoá học và những tổn thất gây ra, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3. Quyền lợi

a) Người học được học lý thuyết và thực hành đảm bảo đủ thời gian và chất lượng theo chương trình của Trung tâm/Công ty đã đề ra.

b) Người học được kiểm tra trình độ lý thuyết, tay nghề và được cấp chứng chỉ theo quy định. Những học viên có kết quả học tập tốt có nguyện vọng sẽ được tiếp tục đăng ký học các lớp nâng cao.

c) Trong thời gian học nghề để làm việc cho doanh nghiệp, nếu người học trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được trả lương theo mức theo quy chế của Công ty.

Điều 7. Quyền hạn và nghĩa vụ của bên dạy nghề

1. Quyền hạn

a) Trung tâm/Công ty có quyền điều chuyển người học giữa các lớp và thay đổi, tạm hoãn, kỷ luật và chấm dứt hợp đồng với các trường hợp người học vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.

b) Học viên được hoặc phải chấm dứt Hợp đồng đào tạo nghề trước thời hạn trong các trường hợp (có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và có căn cứ rõ ràng):

– Đi nghĩa vụ quân sự;

– Vì lý do sức khoẻ;

– Vi phạm quy định của Nhà nước và quy chế của Trung tâm/Công ty.

2. Nghĩa vụ

Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề để người học đạt hiệu quả, bảo đảm theo hợp đồng đã ký.

Điều 8 Điều khoản chung

Hợp đồng đào tạo nghề có hiệu lực từ ngày…….tháng…….năm……..và mặc nhiên được thanh lý khi hai bên hoàn thành nghĩa vụ đối với nhau.

Hợp đồng này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …… bản./.

         BÊN HỌC NGHỀ

 (Ký, ghi rõ họ tên)

                                                                                                                                                  BÊN DẠY NGHỀ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn cách ghi chuẩn nhất:

(1) Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

(2) Có 02 trường hợp:

– Nếu là trung tâm dạy nghề: Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số ……………………………….. của Trung tâm dạy nghề …………………do sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh ..…….. cấp;

– Nếu là doanh nghiệp dạy nghề cho người lao động để làm việc cho mình: Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …………………. của Công ty …………………..do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh……..….. cấp.

(3) (4) Lựa chọn một trong hai mục này.

(5) (6) Tên trung tâm dạy nghề hoặc công ty.

(7) Người học nghề, tập nghề phải đủ 14 tuổi và có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề nhất định.

(8) Mục này có thể bỏ qua nếu người lao động có nơi đăng ký thường trú trùng với nơi ở hiện tại.

(9) Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học.
Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Trường hợp người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không được thu học phí.

(10) Phương thức thanh toán: thanh toán một lần/thanh toán thành các đợt; chuyển khoản/tiền mặt.

Như vậy, có thể thấy, hợp đồng đào tạo nghề phải có một số nội dung cơ bản sau đây:

– Tên nghề đào tạo hoặc kỹ năng nghề;

– Địa điểm đào tạo;

– Thời gian hoàn thành khoá học;

– Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;

– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;

– Thanh lý hợp đồng;

– Các thoả thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Nếu doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho mình thì ngoài các nội dung nêu trên, hợp đồng đào tạo nghề này còn có:

– Cam kết của người học về thời gian làm việc cho doanh nghiệp;

– Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;

– Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.

(khoản 2 và khoản 3 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014).

mau hop dong dao tao nghe

Mẫu hợp đồng đào tạo nghề phổ biến hiện nay (Ảnh minh họa)

Một số lưu ý cần biết khi soạn hợp đồng đào tạo

Câu hỏi: Khi biên soạn hợp đồng đào tạo nghề thì có nội dung gì em cần chú ý không để tránh xảy ra các thắc mắc, tranh chấp sau này không ạ, thưa các anh chị bên Vanbanluat ạ? Em cảm ơn. – Trần Ánh Dương (Thanh Hóa).

Trả lời:
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cần biết khi làm hợp đồng đào tạo nghề:

– Không nên ghi chung chung là học nghề, đào tạo nghề phục vụ công việc mà phải xác định rõ trình độ được đào tạo, loại nghề, loại bằng, chứng chỉ được cấp, nhằm tránh nhầm lẫn hoặc xung đột khi xác định bản chất của sự việc.

– Thoả thuận và ghi chi tiết các chi phí phát sinh trong quá trình đào tạo.

– Trường hợp doanh nghiệp đào tạo nghề cho người lao động để làm việc cho mình thì phải ghi rõ thời gian người lao động cam kết làm việc cho doanh nghiệp sau đào tạo.

Nếu có cam kết trách nhiệm giàng buộc kèm theo sau khi được đào tạo, cũng cần nêu cụ thể để tránh các tranh chấp không đáng có về sau.

Hợp đồng đào tạo nghề có phải đóng bảo hiểm không?

Câu hỏi: ​Em là nhân viên của công ty tiện X, ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Mới đây, em được cử đi lớp nâng cao tay nghề. Cho em hỏi em còn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội không ạ? – Đào Văn Bằng (Yên Bái).

Trả lời:

Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động là người Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu thuộc các trường hợp sau:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn không quá 36 tháng.

– Hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

–  Cán bộ, công chức, viên chức.

–  Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

–  Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

–  Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Như vậy căn cứ vào quy định trên đây thì chỉ có hợp đồng lao động mới phải đóng bảo hiểm xã hội, còn hợp đồng đào tạo nghề không phải đóng bảo hiểm xã hội. hay nói cách khác:

– Đối với hợp đồng đào tạo nghề để người lao động đủ tiêu chuẩn làm việc cho doanh nghiệp không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội.

– Trường hợp người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp với hợp đồng lao động đã ký được cử đi đào tạo nghề thuộc đối tượng hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Như vậy bạn thuộc trường hợp thứ hai vừa được nêu ở trên, tức là thời gian tham gia đào tạo của bạn vẫn được tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan