Người được quyền sử dụng đất gồm những ai?

Người sử dụng đất là người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng các hình thức như giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Vậy, người sử dụng đất gồm những đối tượng nào?

Ai là người có quyền sử dụng đất?

Theo Điều 5 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất gồm những đối tượng sau:

– Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự.

– Hộ gia đình, cá nhân trong nước (thường gọi là hộ gia đình, cá nhân); đây là người sử dụng đất chủ yếu, phổ biến nhất hiện nay.

– Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ.

– Cơ sở tôn giáo gồm: Chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.

– Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Người sử dụng đất

Người sử dụng đất chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân (Ảnh minh họa)
 

Quyền của người sử dụng đất

Theo Điều 166 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất hợp pháp sẽ có những quyền như sau:

– Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

– Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

– Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

– Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình thông qua việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án hoặc giải quyết tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh.

– Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định.

– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Như vậy, có thể thấy người sử dụng đất gồm nhiều đối tượng khác nhau, trong đó hộ gia đình, cá nhân là đối tượng phổ biến nhất. Người sử dụng đất hợp pháp là người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất thông qua các hình thức sau: Giao, cho thuê, công nhận quyền hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

>> Thủ tục làm Sổ đỏ 2019 – Toàn bộ hướng dẫn mới nhất

Luật Dân Việt Tư Vấn

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan