Phụ lục hợp đồng là gì? Các lưu ý khi làm phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần không thể tách rời của hợp đồng. Vậy phụ lục hợp đồng là gì? Khi làm phụ lục hợp đồng cần lưu ý những nội dung gì?

Phụ lục hợp đồng là gì?

Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 quy định một hợp đồng có thể kèm theo phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của Hợp đồng đó. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng.

Như vậy, có thể hiểu, phụ lục hợp đồng là văn bản được ban hành kèm theo và là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng.

Khi nào cần ký phụ lục hợp đồng

Căn cứ quy định tại Điều 403 Bộ luật Dân sự, khi hợp đồng có một số điều khoản cần được quy định cụ thể, chi tiết hơn thì cần làm phụ lục hợp đồng kèm theo.

Như vậy, có thể thấy, chỉ trong hai trường hợp sau đây thì mới phải ký phụ lục hợp đồng, bao gồm:

– Phụ lục hợp đồng là một phần của hợp đồng và bổ sung cho hợp đồng chính, được lập đồng thời với hợp đồng chính. Phụ lục loại này thường quy định cụ thể về công việc thực hiện, tiêu chuẩn, số liệu, giai đoạn, ngày tháng,…theo như hợp đồng chính nhưng chi tiết và cụ thể hơn.

– Phụ lục hợp đồng để bổ sung hoặc sửa đổi một số quy định của hợp đồng đã được lập trước đó. Phụ lục loại này thường là thay đổi các nội dung của hợp đồng đã lập như: gia hạn, rút ngắn thời hạn hợp đồng, điều chỉnh tăng hoặc giảm giá trị theo hợp đồng, sửa đổi hoặc bổ sung một số hạng mục công việc thực hiện,…

Xem thêm:

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Cách chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp từ 2021 thế nào?

Các lưu ý khi làm phụ lục hợp đồng

Khi tiến hành làm phụ lục hợp đồng cần lưu ý những nội dung sau:

– Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng ban đầu, phải căn cứ vào nội dung của hợp đồng ban đầu. Đồng thời nội dung của phụ lục cũng không được vi phạm điều cấm của luật hay đạo đức xã hội.

Ngoài ra, do phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng, nên đối với các điều khoản trái với nội dung trong hợp đồng sẽ không có hiệu lực trừ khi có thỏa thuận khác.

– Nếu hợp đồng được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực, phải đăng ký …. thì phụ lục hợp đồng cũng phải tuân theo những quy định này;

– Đối tượng tham gia ký kết phụ lục hợp đồng phải:

+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, không được ép buộc, lừa dối;

+ Người ký phải đúng thẩm quyền, phạm vi.

– Ngoại trừ trường hợp hợp đồng lao động sửa đổi thời hạn hợp đồng, các loại hợp đồng khác không giới hạn số lần ký phụ lục hợp đồng.
Trên đây là các thông tin cần lưu ý ai cũng cần biết khi ký phụ lục hợp đồng.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan