Quy trình đăng ký mã vạch sản phẩm là thứ tự các công việc mà tổ chức, doanh nghiệp cần làm để được cơ quan nhà nước là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp quyền sử dụng mã vạch.
Ngày nay, mã vạch được in ấn trên bao bì của các sản phẩm không còn xa lạ với người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường. Để có được mã vạch in trên sản phẩm đó, doanh nghiệp đã phải thực hiện thủ tục gì với cơ quan nhà nước có thẩm quyền? Thực hiện thủ tục ấy theo quy trình như thế nào? Mọi vấn đề thắc mắc trên đây sẽ được Luật Dân Việt giải đáp trong bài viết về quy trình đăng ký mã vạch sản phẩm.
Trách nhiệm của tổ chức sử dụng mã vạch
– Phải đăng ký sử dụng mã vạch với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy trình đăng ký mã vạch sản phẩm;
– Tiến hành tạo và gắn mã vạch cho các đối tượng thuộc quyền sở hữu của tổ chức theo quy định;
– Phải khai báo, cập nhật và cung cấp thông tin liên quan về tổ chức và các đối tượng sử dụng mã vạch với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp phí cấp và phí duy trì quyền sử dụng mã số của tổ chức.
Quy trình đăng ký mã vạch sản phẩm gồm những bước nào?
Quy trình đăng ký mã vạch sản phẩm được thực hiện như sau:
Bước đầu tiên trong quy trình đăng ký là chuẩn bị hồ sơ xin cấp chứng nhận quyền sử dụng mã vạch. Hồ sơ bao gồm:
– Mẫu đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo nghị định 74/2018/ NĐ- CP
Trong mẫu đơn này, bao gồm 2 phần: Phần đầu là đơn đăng ký sử dụng; Phần thứ 2 là bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN.
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định thành lập.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, tiến hành nộp hồ sơ:
– Việc nộp hồ sơ đăng ký mã vạch được thực hiện tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam;
– Nộp lệ phí để xin cấp quyền sử dụng mã vạch. Nộp lệ phí là bước quan trọng để cơ quan nhà nước tiến hành xét duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch.
Bước tiếp theo sau khi nộp hồ sơ là việc thẩm định của cơ quan nhà nước
Thẩm định hồ sơ, nếu:
Hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch;
Hồ sơ chưa hợp lệ, doanh nghiệp phải bổ sung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Kết thúc quy trình đăng ký mã vạch sản phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Xem thêm:
Đăng Ký Mã Vạch Cho Sản Phẩm Nhập Khẩu Như Thế Nào?
Đăng Ký Mã Vạch Gia Vị Mới Nhất Gồm Những Bước Nào?
Quy Trình Đăng Ký Mã Vạch Cho Sản Phẩm Gồm Mấy Bước?
Luật Dân Việt có gì để giúp doanh nghiệp đăng ký mã vạch thành công?
Chúng tôi có:
– Cung cấp dịch vụ đăng ký mã vạch khắp các tỉnh thành;
– Nguồn nhân lực trong mảng mã vạch hùng hậu, chuyên môn vững chắc, hơn 10 năm kinh nghiệm, khả năng xử lý tình huống nhanh nhạy;
– Tận tâm, tận tình, tỉ mỉ, cẩn thận luôn là tiêu chí được đặt ra và áp dụng hằng ngày khi giải quyết hồ sơ cho khách hàng
– Quy trình làm việc được thiết lập sẵn, tiến hành theo lộ trình và thường xuyên cập nhật thông tin khách hàng qua nhiều cách thức;
– Có cách thức kết nối, làm việc với các chuyên viên trong lĩnh vực mã vạch, đảm bảo tiến độ xin cấp mã vạch đúng hạn;
– Thủ tục gọn gàng, đơn giản, không yêu cầu khách hàng đi lại nhiều lần
– Áp dụng mức giá cạnh tranh kèm theo hàng ngàn ưu đãi.