Game được hiểu theo nghĩa rộng là trò chơi, do sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay game đa phần được hiểu theo nghĩa hẹp là trò chơi điện tử.
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp game, ngày càng nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm đến việc đăng ký bản quyền (đăng ký quyền tác giả) đối với game. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và đủ các quy định pháp luật hiện hành về đăng ký quyền tác giả để thực hiện đăng ký bản quyền đối với game. Trong bài viết này, Luật Dân Việt sẽ giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về cách đăng ký bản quyền game.
Tại sao nên đăng ký bản quyền cho game?
Việc cho rằng: quyền của tác giả phát sinh quyền của mình kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định và việc đăng ký quyền tác giả tại cơ quan nhà nước là không cần thiết là một suy nghĩ phiến diện và không phù hợp với thực tế, đặc biệt là khi có các hành vi xâm phạm xảy ra. Khi đăng ký bản quyền, cá nhân, tổ chức trở thành tác giả, chủ sở hữu, từ đó có thể khai thác tối ưu các quyền, lợi ích được pháp luật quy định (gồm các quyền về nhân thân và các quyền về tài sản).
Ví dụ: Tác giả A là người sáng tạo ra game nhưng không có đủ các nguồn lực để công bố và đưa game vào sử dụng trên thực tế, muốn nhượng quyền này cho công ty B. Nếu A chưa đăng ký bản quyền thì sẽ rất khó để thực hiện giao dịch với B do khó chứng minh được tư cách là tác giả đối với game muốn chuyển giao. Khi đăng ký bản quyền, A trở thành tác giả được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, từ căn cứ này chứng minh được tư cách tác giả của mình để ký kết hợp đồng chuyển giao quyền với công ty B.
Cách đăng ký bản quyền game
Để đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm game của mình, cá nhân, tổ chức có thể trực tiếp hoặc thông qua cá nhân, tổ chức đại diện nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về thành phần hồ sơ: cá nhân, tổ chức chuẩn 01 bộ hồ sơ gồm:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL;
– 02 bản sao lưu trữ thông tin chương trình game muốn đăng ký;
– Văn bản ủy quyền với trường hợp người nộp hồ sơ được ủy quyền;
– Văn bản chứng minh tư cách nộp đơn do thụ hưởng quyền;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu có;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu quyền tác giả, nếu có;
– Giấy tờ chứng minh thông tin nhân thân của cá nhân là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người nộp hồ sơ;
– Giấy tờ chứng minh tư cách tổ chức là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tổ chức được ủy quyền nộp hồ sơ.
Thứ hai, về cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục Bản quyền tác giả
Thứ ba, về phương thức nộp: nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền hoặc thông qua đường bưu điện. Với những tỉnh, thành phố không có cơ quan trực tiếp có thẩm quyền giải quyết có thể nộp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu cư trú hoặc đặt trụ sở.
Xem thêm:
Dịch Vụ Xin Giấy Phép Game G1, G2, G3, G4 Nhanh Tại Việt Nam
Đăng Ký Bản Quyền Game, Trò Chơi Như Thế Nào?
Đăng ký bản quyền cho game đơn giản với dịch vụ bảo hộ quyền tác giả của Luật Dân Việt
Với dịch vụ đăng ký bản quyền game của Luật Dân Việt, Quý khách hàng được rút gọn thời gian, tiết kiệm công sức trực tiếp tiến hành đăng ký bởi mọi công việc được đội ngũ Luật sư, chuyên viên giàu chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm tiến hành và kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ sớm được trao tới tay Quý khách. Cụ thể, trong dịch vụ trọn gói, Luật Dân Việt sẽ hỗ trợ cho Quý khách hàng các công việc cụ thể như sau:
– Tư vấn cho Quý khách hàng về lựa chọn loại hình tác phẩm đăng ký bảo hộ phù hợp với phạm vi bảo hộ mong muốn;
– Đánh giá sơ bộ khả năng đăng ký;
– Hướng dẫn Quý khách hàng làm bản sao tác phẩm và cung cấp một số thông tin cần thiết;
– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ đăng ký;
– Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Khắc phục những vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký, nếu có;
– Nhận và bàn giao kết quả cho Khách hàng;
– Tư vấn về cách khai thác các quyền, lợi ích của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
– Xác định hành vi xâm phạm đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và đề ra biện pháp xử lý thích đáng, kịp thời.