Tạm đình chỉ công việc là gì? Khi nào người lao động bị tạm đình chỉ công việc?

Khi người lao động đang trong quá trình bị xem xét kỷ luật thì người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động. Vậy tạm đình chỉ công việc là gì?

Tạm đình chỉ công việc là gì? Khi nào người lao động bị tạm đình chỉ công việc?

* Khái niệm:

Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Lao động năm 2019, có thể hiểu tạm đình chỉ công việc là biện pháp pháp lý tạo điều kiện cho người sử dụng lao động áp dụng khi vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ.

Như vậy tạm đình chỉ công việc không phải là hình thức kỷ luật lao động và cũng không phải là thủ tục bắt buộc đối với người sử dụng lao động khi xử lý kỷ luật lao động.

* Khi nào người lao động bị tạm đình chỉ công việc?

Theo khoản 1 Điều 128 Bộ luật Lao động 2012, người sử dụng lao động chỉ được thực hiện quyền này sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở:

“1. … tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên”.

Tuy nhiên, việc tạm ngưng công việc của người lao động nhằm mục đích điều tra, xác minh sự việc nhanh chóng, chính xác, làm căn cứ cho việc xử lý kỷ luật lao động hoặc bồi thường thiệt hại công bằng, đảm bảo kỷ luật trong đơn vị.
Lưu ý: dù tổ chức công đoàn không nhất trí thì người sử dụng lao động vẫn có quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

* Thời hạn tạm đình chỉ công việc?

Theo quy định tại khoản 2 Điều này, Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Căn cứ khoản 2 và 4 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp bị xử lý kỷ luật, người lao động không phải trả lại số tiền đã tạm ứng. Trường hợp không bị xử lý, người lao động được trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

tam-dinh-chi-cong-viec-la-gi

Khiếu nại quyết định tạm đình chỉ công việc thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, nếu có căn cứ cho rằng quyết định tạm đình chỉ công việc của người sử dụng lao động xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người lao động có quyền khiếu nại bằng hình thức gửi đơn trực tiếp tới người sử dụng lao động.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, người sử dụng lao động phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.

Lưu ý: Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Nếu người lao động không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, người lao động có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến tạm đình chỉ công việc, độc giả vui lòng đặt câu hỏi tại đây.

Xem thêm:

Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì? Các trường hợp được tạm hoãn hợp đồng

Người thành niên là gì? Khác người chưa thành niên thế nào?

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan