Thành lập Chi nhánh công ty nước ngoài

Công ty Luật Dân Việt tư vấn và thực hiện dịch vụ thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và sử dụng dịch vụ.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1. Khái niệm chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”. Chi nhánh có quyền ký các hợp đồng kinh tế nhân danh chi nhánh, đóng dấu chi nhánh

2. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

  1. a) Là thương nhân được pháp luật nước nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;
  2. b) Đã hoạt động không dưới 05 năm, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp.

3. Hồ sơ cho việc thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

  1. a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh;
  2. b) Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh, trong đó quy định rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu Chi nhánh;
  3. c) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 03 năm;
  4. d) Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và các hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.

Lưu ý: Các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d nêu trên phải dịch ra tiếng Việt, được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự cửa Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4.  Công việc được thực hiện bởi Công ty Luật Dân Việt

–  Xem xét lại tất cả các giấy tờ, tài liệu cần thiết cung cấp bởi thương nhận nước ngoài cho việc thành lập chi nhánh, đưa ra ý kiến tư vấn cũng như đề xuất các thay đổi cần thiết để điều chỉnh lại các Giấy tờ tài liệu cho phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam

–  Dịch tất cả các tài liệu được cung cấp bởi thương nhân nước ngoài sang Tiếng Việt (nếu có);

–  Đại diện thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền;

–  Đại diện thương nhân nước ngoài liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thẩm định hồ sơ;

–  Thông báo cho thương nhân nước ngoài tất cả các thông tin liên quan đến quá trình thẩm định hồ sơ;

–  Hỗ trợ thương nhân nước ngoài trong việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ (nếu có);

–  Nhận Giấy chứng nhận thành lập chi nhánh và gửi cho khách hàng;

–  Tiến hành đăng ký con dấu pháp nhân chi nhánh và  Đăng ký thuế cho Chi nhánh;

Xem thêm: Thành lập công đoàn công ty hợp danh

5. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Bộ Công thương thực hiện việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh

6. Các trường hợp không cấp Giấy phép Chi nhánh

Cơ quan cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

  1. Thương nhân nước ngoài không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 , khoản 2 Điều 4 của Nghị định 72/2006/NĐ-CP
  2. Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, địch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  3. Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép Chi nhánh tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định này 72/2006/NĐ-CP.
  4. Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Chi nhánh gây phương hại đến quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.
  5. Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
  6. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan