Thành lập Công ty vận tải ngày càng được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy Thủ tục thành lập công ty vận tải được thực hiện như thế nào? Hãy cùng các Luật sư của chúng tôi giải đáp vấn đề nêu trên.

Giao thương, buôn bán từ trước tới nay vẫn luôn là một công việc quan trọng trong phát triển kinh tế và tạo nhiều lợi nhuận cho các doanh nhân. Cùng với sự bùng nổ của hoạt động giao thương, vận tải cũng vì thế mà ngày càng được đẩy mạnh và phát triển, trở thành một ngành nghề kinh doanh được nhiều công ty lựa chọn đăng ký. Cũng từ đó, ngày càng nhiều các công ty vận tải được thành lập và lớn mạnh, tạo đà cho nhiều khách hàng khác học hỏi để thành lập. Vậy việc thành lập công ty vận tải gồm những thủ tục gì?

Các bước thành lập công ty vận tải

Công ty vận tải thực chất chỉ là tên gọi giản đơn, về bản chất Công ty vận tải là công ty thuộc một trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau như Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần,… nhưng điểm chung của các công ty này là đều thực hiện việc kinh doanh ngành nghề vận tải , bốc xếp , vận chuyển người hoặc hàng hóa,….

Luật Dân Việt sẽ trực tiếp hỗ trợ khách hàng thành lập công ty kinh doanh ngành nghề vận tải theo các bước như sau:

*Bước 1: Lựa chọn các thông tin cơ bản cho công ty đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết về chủ sở hữu, thành viên

*Bước 2: Từ những thông tin được cung cấp, tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp

*Bước 3 : Nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký kinh doanh

*Bước 4: Hướng dẫn và thực hiện các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

Khách hàng chỉ cần cung cấp cho chúng tôi bản sao có công chứng một trong các loại giấy tờ như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu, mọi công việc còn lại Luật Dân Việt sẽ trực tiếp thực hiện. Trường hợp giấy tờ cá nhân của khách hàng chưa có công chứng, chúng tôi sẽ công chứng miễn phí cho khách hàng.

Thành lập công ty vận tải, lưu ý vấn đề gì nhất ?

Như tên gọi, công ty Vận tải thì ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty sẽ liên quan đến vận tải hành khách, hàng hóa. Bên cạnh đó công ty vẫn hoàn toàn có thể đăng ký các ngành nghề kinh doanh khác. Trường hợp công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo có đủ các điều kiện để đăng ký các ngành nghề kinh doanh đó.

Các ngành nghề kinh doanh được áp theo mã ngành kinh doanh cấp 4 trong Hệ thống ngành nghề kinh doanh Việt Nam ( Được ban hành kèm Quyết định 27/2018)

Một số mã ngành kinh doanh khách hàng nên đăng ký khi muốn kinh doanh vận tải như :

+ 4931 : Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)

+ 4933 : Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

+ 4932 :Vận tải hành khách đường bộ khác

+ 5021: Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa

+ 5225:  Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ

…..

Khi soạn thảo hồ sơ cho khách hàng, Luật Dân Việt sẽ bổ sung ngành nghề kinh doanh có liên quan đến dịch vụ vận tải, đồng thời bổ sung các ngành nghề kinh doanh khác theo nhu cầu kinh doanh của khách hàng.

Xem thêm:

Công Bố Mỹ Phẩm Tại Tây Ninh – Tại Sao Lại Vô Cùng Cần Thiết?

Công Bố Mỹ Phẩm Sữa Cạo Râu Cần Những Giấy Tờ Tài Liệu Nào?

Công Bố Mỹ Phẩm Tại Yên Bái Bằng Cách Nào Để Được Chấp Nhận?

Thành lập công ty vận tải nên lựa chọn loại hình công ty nào là tốt nhất ?

Hiện nay, có 3 loại hình doanh nghiệp được nhiều khách hàng đăng ký thành lập là Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và Công ty Cổ phần.

Mỗi một loại hình công ty đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, việc loại hình nào là tối ưu nhất phụ thuộc rất nhiều vào số lượng thành viên, khả năng của từng khách hàng.

– Doanh nghiệp tư nhân do không có tư cách pháp nhân, cùng với đó chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động kinh doanh, thế nên chúng tôi không khuyến khích khách hàng lựa chọn thành lập công ty vận tải theo loại hình này.

– Về mặt kinh doanh, công ty cổ phần giúp khách hàng có thể mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư vốn lớn, giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất, Công ty vận tải lớn hiện nay đều được thành lập theo loại hình doanh nghiệp này.

– Tuy nhiên nếu bạn là 1 doanh nghiệp nhỏ, ít cổ đông, ít vốn, ít khách hàng.. thì với tất cả kinh nghiệm của mình, Luật Dân Việt khuyên bạn nên thành lập công ty TNHH để được đơn giản các thủ tục pháp lý, thủ tục thuế.. trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập công ty vận tải gồm những gì?

Hồ sơ thành lập công ty vận tại sẽ được nộp tới cơ quan đăng ký để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký, hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp.

– Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;

– Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

+ Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;

+ Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;

–  Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;

– Văn bản ủy quyền và chứng minh nhân dân cho người được ủy quyền thành lập công ty

– Các giấy tờ, văn bản khác nếu có ( Luật Dân Việt sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị trong từng trường hợp )

Thời gian xử lý Hồ sơ tính từ ngày nộp hồ sơ là từ 3-5 ngày làm việc, tổng thời gian từ khi khách hàng yêu cầu Luật Dân Việt thành lập công ty đến khi khách hàng nhận kết quả đăng ký kinh doanh là từ 4-6 ngày làm việc.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan