Thỏa ước lao động tập thể là gì? Vi phạm, doanh nghiệp bị phạt thế nào?

Thỏa ước lao động là văn bản quan trọng trong mỗi doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động nhằm giúp các doanh nghiệp thiết lập, duy trì nề nếp, điều kiện làm việc. Vậy thỏa ước lao động tập thể là gì?

* Khái niệm thỏa ước lao động tập thể là gì?

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật Lao động 2019, thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

– Có 03 loại thỏa ước lao động tập thể: Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác.

thoa-uoc-lao-dong-tap-the-la-gi

* Ai là người ký kết thỏa ước lao động tập thể?

Thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động. Cụ thể theo Điều 18 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

– Phía tập thể lao động: Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;

– Phía người sử dụng lao động: Người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

* Điều kiện ký kết thỏa ước lao động tập thể:

Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Lao động 20129, thỏa ước lao động tập thể là kết quả thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

Điều đáng chú ý, việc thỏa thuận này dựa trên các quy định của pháp luật, do đó, nội dung thoả ước không được trái luật và phải có lợi hơn cho người lao động.

Kết quả thỏa thuận được ghi nhận bằng văn bản, do đại diện tập thể lao động (Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp nơi chưa có công đoàn cơ sở) và người sử dụng lao động (người đại diện theo pháp luật hoặc cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động) cùng ký kết khi có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành.

Sau khi ký kết, thoả ước lao động tập thể phải được công bố cho mọi người lao động biết.

Lưu ý: Mọi chi phí cho việc thương lượng, ký kết, công bố… thoả ước lao động tập thể đều do người sử dụng lao động chi trả.

* Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể

Theo Điều 78 Bộ luật Lao động 2019, thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp có thời hạn từ 01 – 03 năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu ký thoả ước thì có thể ký kết với thời hạn dưới 01 năm.

Trong vòng 03 tháng trước ngày thoả ước hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn hoặc ký kết thoả ước mới.

Khi thoả ước hết hạn mà hai bên vẫn tiếp tục thương lượng, thì thoả ước cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời gian không quá 60 ngày.

* Mức xử phạt đối với doanh nghiệp vi phạm về thỏa ước lao động tập thể

Thỏa ước lao động tập thể không chỉ là sự quản lý của cơ quan Nhà nước đối với các doanh nghiệp mà còn là sự đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Do vậy, với những doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật về thỏa ước lao động đều có thể bị phạt theo Điều 12 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng:

+ Không gửi thỏa ước đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội;

+ Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể;

+ Không công bố nội dung của thỏa ước cho người lao động biết.

– Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng:

+ Không cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;

+ Không tiến hành thương lượng để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước khi nhận được yêu cầu của tập thể lao động.

– Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng:

Thực hiện nội dung thỏa ước đã bị tuyên bố vô hiệu.

Xem thêm:

Quản lý nhà nước về lao động là gì? Các nội dung quản lý nhà nước về lao động

Tranh chấp lao động là gì? Các lưu ý về giải quyết chấp lao động

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan