Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là chứng từ pháp lý vô cùng quan trọng để bảo vệ tư cách pháp lý của nhãn hiệu. Sau đây Luật Dân Việt sẽ cung cấp một số khía cạnh liên quan chủ yếu đến giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì? Ý nghĩa của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như thế nào? Đây là những thắc mắc Luật Dân Việt thường xuyên nhận được khi hỗ trợ thủ tục pháp lý về sở hữu trí tuệ. Bởi lẽ đó, để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu nói chung và giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nói riêng, Luật Dân Việt thực hiện bài viết sau đây, mời Quý độc giả theo dõi.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là chứng từ pháp lý vô cùng quan trọng để bảo vệ tư cách pháp lý của chủ sở hữu nhãn hiệu. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chỉ có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
– Khác với sáng chế, kiểu dáng, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Để thực hiện gia hạn, trước 6 tháng tính đến thời hạn hết hạn, người nộp đơn cần liên hệ với Cục Sở hữu trí tuệ hoặc đại diện sở hữu công nghiệp để tiến hành gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
– Nếu quá thời hạn, người nộp đơn vẫn còn thời gian ân hạn là 6 tháng kể từ ngày hết hạn để tiến hành gia hạn hiệu lực.
Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho chủ sở hữu, nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ bao gồm các thông tin sau:
– Số giấy chứng nhận;
– Chủ sở hữu giấy chứng nhận bao gồm thông tin: Tên chủ sở hữu, địa chỉ chủ sở hữu
– Thông tin về số đơn và ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
– Thông tin về số quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký
– Thông tin về thời gian hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký
Quyền lợi của người được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Pháp luật cho phép người được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có các quyền sau:
– Quyền tự mình sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký.
– Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
– Quyền định đoạt gồm: bán, chuyển nhượng, li-xăng (cho phép người khác sử dụng), hoặc từ bỏ nhãn hiệu đã đăng ký.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam tính từ ngày được cấp đến hết mười năm. Mọi người có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười (10) năm.
Các trường hợp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
- a) Chủ văn bằng bảo hộ không gia hạn hiệu lực theo quy định;
- b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu nhãn hiệu;
- c) Chủ giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu không còn tồn tại hoặc không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
- d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm (05) năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Xem thêm:
Thủ Tục Đăng Ký Mã Vạch Cho Sản Phẩm Gồm Các Bước Nào?
Chi Phí Đăng Ký Mã Vạch Sản Phẩm Mới Nhất
Luật Dân Việt – Hỗ trợ Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu uy tín
Để có cho mình Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trở thành chủ sở hữu có toàn quyền với nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Song, thủ tục đăng ký nhãn hiệu trên thực tế tương đối phức tạp với các hoạt động đòi hỏi chuyên môn cao như: thiết kế nhãn hiệu và tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu; tra cứu nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu theo bảng phân loại quốc tế; xác định đúng các khoản phí, lệ phí phải nộp; nộp hồ sơ, theo dõi việc xử lý hồ sơ và giải quyết vướng mắc (nếu có),… do đó không nhiều cá nhân, tổ chức không chuyên tự mình thực hiện được thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu do các đơn vị chuyên nghiệp cung cấp là sự lựa chọn của đa phần các cá nhân, tổ chức hiện nay.
Luật Dân Việt là tổ chức sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận, có đầy đủ tư cách pháp lý và đội ngũ chuyên viên đủ năng lực thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Khi thực hiện thủ tục nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho khách hàng, chúng tôi cam kết các yếu tố: minh bạch, chất lượng, tiết kiệm thời gian và chi phí hợp lý, nhiều ưu đãi. Do đó, chúng tôi được hàng ngàn cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác chọn là nơi hỗ trợ khi cần đăng ký nhãn hiệu hiệu quả.
Các thông tin liên hệ khi cần yêu cầu dịch vụ
Để biết thêm chi tiết về giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và báo giá dịch vụ: