Tư vấn thành lập công ty tại Hà Nội

Mỗi năm, Hà Nội đón nhận hàng loạt các dự án mới, các công ty mới được thành lập, bao gồm cả các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài. Hà Nội thực sự là thành phố, điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư đang có ý định thành lập công ty

Hà Nội được biết đến là Thủ đô của cả nước, là nơi có điều kiện hội nhập, giao lưu, phát triển kinh tế hàng đầu ở nước ta. Trong phạm vi bài viết này, cùng Luật Dân Việt đi tìm câu trả lời Vì sao Hà Nội lại được nhiều người chọn là nơi khởi nghiệp và thủ tục thành lập công ty qua bài viết Tư vấn thành lập công ty tại Hà Nội để nắm rõ hơn.

Tại sao nên thành lập công ty ở Hà Nội?

Có thể nói Thành phố Hà Nội đang được xem là điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi muốn lựa chọn nơi đây là nơi khởi nghiệp kinh doanh. Vậy tại sao nên thành lập công ty ở Hà Nội? Cùng chúng tôi điểm qua một số lý do dưới đây:

+ Hà Nội được đánh giá là nơi có địa thế thuận lợi, là thủ đô của cả nước với hệ thống giao thông ngày càng hiện đại, đồng độ, nơi có quốc lộ 1A chạy qua, hệ thống tuyến đường sắt Bắc Nam và các sân bay quốc tế, nội địa ngày càng được mở rộng hơn. Là cửa ngõ giao thương ra biển của Lào và các quốc gia khác. Chính vì vậy, Hà Nội là một sự lựa chọn khi nhiều cá nhân muốn thành lập công ty tại Hà Nội.

+ Dân cư tập trung đông đúc nên Hà Nội được xếp hạng là 01 trong số 17 thành phố có số lượng dân cư lớn trên thế giới. Dân cư đông đúc tạo nên nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là nguồn lao động có trình độ và tay nghề cao.

Đây chính là một thuận lợi đối với các nhà đầu tư khi thành lập công ty tại Hà Nội, có ý nghĩa hơn nữa đối với các công ty cần nguồn nhân lực lớn.

+ Về tốc độ phát triển kinh tế: Trong những năm gần đây, Hà Nội được đánh giá là một trong những tỉnh, thành phố có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cả nước với tốc độ tăng trưởng khá cao qua các thời kỳ.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ và thu hút các doanh nghiệp đầu tư, các thủ tục hành chính cũng được cải thiện. Do vậy, Hà Nội với nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định và vững mạnh thực sự là một thành phố đem lại niềm tin cho các doanh nghiệp khi đầu tư phát triển.

+ Về cơ sở hạ tầng của Hà Nội ngày càng được hiện đại hóa và đang được hoàn thiện hơn do chính sách đầu tư hạ tầng của thành phố. Chính vì vậy có thể nói sự phát triển đồng bộ, hiện đại của cơ sở hạ tầng sẽ đem lại sự thuận tiện, phát triển cho nền kinh tế.

Từ những lý do được đưa ra ở trên, Hà Nội thực sự là thành phố, điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư đang có ý định thành lập công ty.

Tư vấn chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty tại Hà Nội

Để thành lập công ty tại Hà Nội, trước tiên cần xác định loại hình doanh nghiệp mà khách hàng muốn lựa chọn thành lập. Sau đó, chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ để nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bài viết này, chúng tôi hướng dẫn Quý khách hàng chuẩn bị Hồ sơ thành lập công ty TNHH 01 thành viên, căn cứ dựa trên quy định tại Điều 22 Luật doanh nghiệp 2014, bao gồm các giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị thành lập công ty TNHH 1 thành viên (theo mẫu quy định);

– 01 bản Điều lệ công ty

– Danh sách thành viên công ty;

– Bản sao đối với các giấy tờ sau:

+ Nếu trường hợp là công dân Việt Nam: Kèm theo hồ sơ cần có Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

+ Trường hợp là người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn giá trị sử dụng.

+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc Giấy chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền nếu thành viên công ty là tổ chức;

+ Trường hợp thành viên công ty là tổ chức nước ngoài thì kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định cụ thể tại Luật đầu tư.

Trường hợp, Quý khách hàng muốn lựa chọn loại hình thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc thành lập Công ty cổ phẩn, cần hỗ trợ về hồ sơ pháp lý có thể vui lòng liên hệ qua thông tin tư vấn của Luật Dân Việt ở phần cuối bài viết để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Tư vấn quy trình thành lập công ty tại Hà Nội

Luật Dân Việt xin tư vấn thành lập công ty tại Hà Nội bao gồm các bước:

Bước 01. Xác định loại hình công ty cần thành lập

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014, có thể lựa chọn thành lập các loại hình công ty sau:

+ Công ty TNHH một thành viên

+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên

+ Công ty Cổ phần

Quý khách hàng lựa chọn loại hình công ty dựa trên xem xét sự định hướng phát triển mà mình muốn hướng đến để có sự lựa chọn phù hợp.

Bước 02. Lựa chọn tên công ty

Khi đặt tên cho công ty, cần lưu ý các điều kiện bắt buộc theo quy định pháp luật về doanh nghiệp.

Tên công ty bao gồm có Loại hình công ty và tên riêng.

Ví dụ: Quý khách hàng lựa chọn đặt tên công ty là Công ty TNHH Việt Thành

Tên công ty bao gồm loại hình công ty là Công ty TNHH. Tên riêng: Việt Thành.

Bước 03. Lựa chọn trụ sở chính khi thành lập công ty.

Theo quy định cụ thể tại Điều 43 Luật doanh nghiệp năm 2014, trụ sở chính được hiểu là địa điểm liên lạc của công ty. Thông tin về trụ sở sẽ phải được xác định rõ bao gồm thôn/xóm/số nhà, đường phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

Bước 04. Lựa chọn vốn điều lệ khi thành lập công ty

Vốn điều lệ được xác định là số tiền mà chủ sở hữu, thành viên công ty, cổ đông thực hiện đóng góp khi thành lập công ty hoặc cam kết góp vào công ty theo thời gian đã quy định ghi trong Điều lệ.

Vốn điều lệ còn là yếu tố tác động đến thuế môn bài mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước.

Bước 05. Quyết định người đại diện pháp luật khi thành lập công ty

Lựa chọn người đại diện theo pháp luật công ty, cần tuân thủ đúng quy định tại các Điều 13,14,15,16 của Luật doanh nghiệp năm 2014.

Tư vấn các công việc cần làm sau khi thành lập công ty tại Hà Nội

Các công việc cần phải làm sau khi thành lập công ty tại Hà Nội, bao gồm một số công việc như sau:

+ Sau khi hoàn tất hết các thủ tục và nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty, công việc cần thực hiện đầu tiên đó là tiến hành công bố thành lập công ty.

Cụ thể theo quy định tại Điều 33 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định: Doanh nghiệp sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thực hiện thủ tục thông báo công khai trên hệ thống Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và thực hiện trả phí theo quy định.

Thời hạn để hoàn thành công việc này theo quy định là trong vòng 30 ngày, tình từ ngày được phép công khai.

+ Tiếp sau đó, công ty cần tiến hành treo bảng hiệu tại trụ sở công ty của mình. Trên bảng hiệu cần có đầy đủ các thông tin về công ty như: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, mã số thuế doanh nghiệp,…

+ Thực hiện việc kê khai và nộp thuế môn bài. Công ty cần thực hiện đúng về thời hạn khai báo nộp thuế môn bài theo đúng quy định pháp luật về doanh nghiệp và thuế.

+ Tiến hành công việc mở tài khoản ngân hàng cho công ty. Cần thực hiện công việc này để thuận lợi cho việc giao dịch với các khách hàng, các đối tác của công ty.

Ngoài ra, sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, công ty cần lưu ý các công việc khác theo quy định của pháp luật.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan