Doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng Thang lương, Bảng lương của mình. Đây là cơ sở để thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Doanh nghiệp phải căn cứ theo Mức lương tối thiểu vùng hiện hành để quy định mức lương cho từng chức danh, công việc, nhóm công việc sao cho phù hợp với các nguyên tắc mà pháp luật quy định. Cụ thể:
- Doanh nghiệp có thể lập thành 02 Bảng lương: một cho các lao động quản lý; một cho các lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ. Như vậy, sẽ bao quát đầy đủ các công việc, nhóm công việc.
- Mỗi Bảng lương sẽ bao gồm các chức danh, công việc, nhóm công việc cụ thể. Mỗi chức danh, công việc, nhóm công việc sẽ có các bậc lương; số bậc lương sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Các chức danh, công việc, nhóm công việc trong Bảng lương sắp xếp theo thứ tự tạo thành Thang lương. Có thể minh họa các thành tố của Bảng lương như sau:
|
các Bậc lương |
|
||
|
Bậc I |
Bậc II |
… |
|
1. Giám đốc |
|
|
|
Thang lương |
2. Phó Giám đốc |
|
|
|
|
3. Kế toán trưởng |
|
|
|
|
… |
|
|
|
Khoảng cách chênh lệch giữa 02 bậc lương liền kề phải ít nhất bằng 5%; nhằm bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng.
- Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc, chức danh trong thang lương, bảng lương phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Mức lương thấp nhất của công việc, chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn Mức lương tối thiểu vùng;
– Mức lương thấp nhất của công việc, chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với Mức lương tối thiểu vùng;
– So với mức lương của công việc, chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường thì mức lương của công việc, chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc, chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7%.
Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện.
Đồng thời, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo Thang lương, Bảng lương của mình với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở; bao gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản thông báo Thang lương, Bảng lương của doanh nghiệp;
- Quyết định ban hành Thang lương, Bảng lương của doanh nghiệp;
- Biên bản lấy ý kiến của tổ chức đại diện người lao động về Thang lương, Bảng lương;
Trường hợp doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở thì nộp Công văn gửi công đoàn cấp trên trực tiếp xác nhận chưa đủ điều kiện thành lập Công đoàn;
- Thang lương, Bảng lương của doanh nghiệp (Tham khảo mẫu để đồng thời hiểu rõ hơn các nguyên tắc nêu trên);
- Bảng quy định chức danh tương ứng với chức danh trong Thang lương, Bảng lương; tham khảo mẫu tương ứng với loại hình doanh nghiệp dưới đây:
– Công ty cổ phần;
– Công ty TNHH;
– Công ty TNHH một thành viên tổ chức theo mô hình Hội đồng thành viên; Công ty TNHH một thành viên tổ chức theo mô hình Chủ tịch công ty;
– Công ty hợp danh;
– Doanh nghiệp tư nhân.
Từ ngày 01/11/2018, đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương cho Phòng Lao động, Thương binh và xã hội nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp.