Hướng Dẫn Thủ tục Thành lập địa điểm kinh doanh công ty cổ phần

Trong thời hạn là 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thành lập địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp phải gửi nội dung thông báo tới phòng đăng ký kinh doanh.

Thành lập địa điểm kinh doanh công ty cổ phần là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu đối với doanh nghiệp có nhu cầu muốn mở rộng chi nhánh hoạt động phục vụ cho việc kinh doanh.

Vậy để thành lập địa điểm kinh doanh thì có những lợi ích gì? Trường hợp là công ty cổ phần có được thành lập địa điểm kinh doanh không? Trình tự giải quyết để đăng ký địa điểm kinh doanh phải thực hiện những bước đang ký ra sao?

Sau đây, tổng đài Luật Dân Việt chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu những nội dung , vấn đề cần biết để thực hiện tiến hành việc thành lập một địa điểm kinh doanh một cánh nhanh chóng nhất.

Thành lập địa điểm kinh doanh để làm gì?

– Trên thực tế, như chúng ta đã biết việc thành lập địa điểm kinh doanh công ty cổ phần thường được đăng ký địa điểm cùng hoặc khác với tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính.

Điều này cho thấy việc thành lập địa điểm kinh doanh về cơ sở rất linh hoạt, dễ thành lập tại phân phối chi nhánh ở tất cả các tỉnh thành phố trong cả nước.

– Thành lập địa điểm kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh về một số ngành nghề liên quan về ngành nghề công ty đã đăng ký trên phòng đăng ký kinh doanh

– Không phải đăng ký con dấu riêng, chỉ cần đăng ký giấy chứng nhận hoạt động riêng

– Đối với tên của địa điểm kinh doanh mới không phải bắt buộc phải để tên doanh nghiệp đăng ký.

– Không phải đăng ký mã số riêng của địa điểm kinh doanh mới do nếu cùng thuộc 1 tỉnh với trụ sở chính thì bên trụ sở chính sẽ thực hiện vấn đề kê khai và nộp thuế môn bài – căn cứ tại khoản 1 điều 17 của thông tư số 156/2013/TT-BTC.

Nếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ được chuyển sang là hộ kinh doanh thì được miễn lệ phí môn bài với thời gian là 3 năm.

Trong thời gian doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài theo đó thành lập chi nhánh địa điểm kinh doanh mới vẫn được áp dụng miễn lệ phí môn bài trong thời gian đó – căn cứ tại điểm c, khoản 1 điều 1 tại nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định số 139/2016/NĐ-CP – Quy định này có hiệu lực từ 25/2/2020.

– Thủ tục hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh rất đơn giản (có thể nộp hồ sơ thông qua cổng thông tin quốc gia là: dangkykinhdoanh.gov.vn).

Công ty cổ phần có thành lập địa điểm kinh doanh được không?

Theo khái niệm về địa điểm kinh doanh trong luật doanh nghiệp thì không có quy định rõ ràng đề cập nhắc tới các nội dung về hạn chế đối tượng. Cho nên, trong trường hợp này được hiểu rằng công ty cổ phần hoàn toàn có thể đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh.

Xem thêm:

Tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên

Hướng dẫn mở địa điểm kinh doanh Công ty cổ phần

Các bước thành lập địa điểm kinh doanh công ty cổ phần như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 điều 33 của nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh thì hồ sơ bao gồm như sau:

– Trong thời hạn là 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thành lập địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp phải gửi nội dung thông báo tới phòng đăng ký kinh doanh về việc thành lập địa điểm kinh doanh, trong đó phải có thông tin để thông báo là:

+ Mã số của đơn vị doanh nghiệp

+ Nội dung  tên, địa chỉ của trụ sở chính hoặc chi nhánh (nếu địa điểm kinh doanh đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương địa điểm trùng với nơi chi nhánh đặt trụ sở)

+ Ngoài ra, cần thêm thông tin tên và địa chỉ cụ thể địa điểm kinh doanh

+ Các thông tin của người đứng đầu của địa điểm kinh doanh về họ và tên, địa chỉ cư trú, số chứng minh nhân dân (hoặc số căn cước công dân), hộ chiếu, chứng thực cá nhân hợp pháp. Về giấy tờ chứng thực cá nhân thì các tham khảo tại điều 10 nghị định 78/2015/NĐ-CP, cụ thể:

Nếu là công dân Việt Nam thì là thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân (thay thế cho chứng minh nhân dân) hoặc ngoài ra có thể thay bằng hộ chiếu.

Nếu là đối tượng người nước ngoài thì giấy tờ là hộ chiếu nước ngoài hoặc bất kỳ giấy tờ khác thay thế hộ chiếu đó đảm bảo còn hiệu lực

+ Thông tin về họ và tên, chữ ký từ người đại diện theo pháp luật ( nếu địa điểm kinh doanh là trực thuộc của doanh nghiệp đó)

+ Cuối cùng là họ và tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh (nếu địa điểm kinh doanh là trực thuộc chi nhánh)

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp lên phòng đăng ký kinh doanh

Bước 3: Bộ phận phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ, nhập liệu thông tin, xử lý hồ sơ

Sau khi tiếp nhận các thông tin đã nêu trên thì Phòng đăng ký kinh doanh  nhập các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp vào hệ thống của thông tin quốc gia về đăng ký địa điểm kinh doanh

– Trong vòng thời gian là 3 ngày thì sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh thực hiện việc  cập nhật các thông tin tại cơ sở dữ liệu quốc gia.

Doanh nghiệp có nhu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp yêu cầu để được giải quyết.

Nếu doanh nghiệp muốn ủy quyền cho đơn vị khác nộp hồ sơ thì cần phải có kèm văn bản ủy quyền.

Bước 4: Cơ quan phòng đăng ký kinh doanh báo trả kết quả, doanh nghiệp hoặc bên được ủy quyền trực tiếp đến nhận kết quả.

Trên đây là nội dung cụ thể  mới nhất năm về có thể thành lập địa điểm kinh doanh công ty cổ phần. Mọi thắc mắc chưa rõ ràng bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật Dân Việt để được giải đáp nhanh nhất.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan