Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp luôn coi trọng vấn đề bí mật trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Yếu tố này khiến cho các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kịp thời để có thể đầu tư vào các lĩnh vực sinh lợi nhuận cao nhất.

 Mỗi doanh nghiệp đều có bí mật kinh doanh cho riêng mình, đây có thể nói là một trong những yếu tố tạo nên thành công khi tham gia vào nền kinh tế khắc nghiệt.

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp luôn coi trọng vấn đề bí mật trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Yếu tố này khiến cho các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kịp thời để có thể đầu tư vào các lĩnh vực sinh lợi nhuận cao nhất.

Do nhận thấy các doanh nghiệp cần hiểu rõ và nhận biết tầm quan trọng của bí mật kinh doanh, nên trong bài viết Luật Dân Việt sẽ cung cấp các thông tin hữu ích nhất về vấn đề này. Từ đó, giúp hỗ trợ giải đáp những thắc mắc nhất định của chính mình.

Bí mật kinh doanh là gì?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Đây là một trong các yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bí mật hoạt động kinh doanh được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện cơ bản như:

– Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có thể có được;

– Tạo lợi thế cho người sở hữu so với người không nắm giữ bí mật;

– Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Chủ sở hữu bí mật trong kinh doanh có thể là tổ chức hoặc cá nhân có được bí mật này một cách hợp pháp. Chủ sở hữu được quyền bảo mật bí mật trong hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên một số đối tượng không được bảo hộ là bí mật trong hoạt động kinh doanh như:

– Bí mật thông tin về nhân thân;

– Bí mật về các vấn đề quản lý nhà nước;

– Bí mật về lĩnh vực quốc phòng, an ninh;

– Bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Ví dụ về bí mật kinh doanh

Bí mật trong hoạt động kinh doanh được các chủ sở hữu sử dụng rất nhiều nhằm tăng giá trị sản phẩm trên thị trường. Một số công ty nổi tiếng có riêng cho mình những bí mật kinh doanh tồn tại qua rất nhiều năm. Cụ thể là với thương hiệu gà rán KFC của Mỹ.

Cha đẻ của món gà rán KFC là Harland Sanders đã chế tạo thành công công thức tẩm ướp gia vị và giới thiệu tới toàn thế giới. Công thức tẩm ướp gồm 11 hương liệu khác nhau và tỉ lệ khác nhau tạo nên đặc trưng về hương vị của thức ăn nhanh này.

Sanders đã lập ra 2 công ty nhưng mỗi nơi chỉ được làm theo một phần công thức chứ không được nắm toàn bộ công thức trên. Hiện nay, công thức trọn vẹn được bảo mật kỹ trong công KFC tại Louisville, Kentucky. Tường và trần căn phòng bảo mật được trang bị thiết bị an ninh tiến tiến và vũ khí trang bị 24/24h.

Đây có thể nói là một trong ví dụ điển hình cho việc thực hiện bảo mật bí mật trong kinh doanh. Công ty KFC đã bảo mật các thông tin trong suốt hơn 80 năm cho tới ngày nay. Mặc dù có nhiều công bố đã tìm ra công thức gốc, tuy nhiên hai công ty của KFC vẫn khẳng định các công thức đó không phải là công thức gốc.

Đặc điểm của bí mật kinh doanh

Bí mật trong kinh doanh đa dạng về các loại hình nhưng về cơ bản có đầy đủ các đặc điểm sau:

– Tính bí mật thông tin. Các thông tin kinh doanh có tính bảo mật sẽ mang lại lợi thế cho chủ sở hữu. Các thông tin mang giá trị nhất định cho chủ sở hữu khi có tính chất bí mật đối với các chủ thể khác.

– Tính chất thể hiện dữ liệu thông tin bí mật. Các thông tin bí mật được thể hiện dưới hình thức hữu hình, cụ thể là các tài liệu, giấy tờ lưu trữ các thông tin, mô hình, mẫu vật.

Các dữ liệu thông tin mang lại cho người sở hữu những thông tin, nhận thức và hiểu biết về những thông tin này.

– Giá trị của bí mật. Bản chất của hoạt động kinh doanh là nhằm mục đích sinh lời, chính vì thế các thông tin phải có giá trị. Các thông tin có giá trị tạo lợi thế cho chủ sở hữu khi tham gia hoạt động kinh doanh. Được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau như: công thức chế tạo món ăn, thông tin đầu tư dài hạn,…

– Khả năng áp dụng của thông tin. Vì các bí mật trong hoạt động kinh doanh áp dụng để tiến hành tạo ra các giá trị sinh lời và ưu thế. Chính vì thế nếu bí mật trong kinh doanh không có khả năng áp dụng thì không có giá trị về mặt thực tế.

Xem thêm:

Doanh Nghiệp Tư Nhân Tiếng Anh Là Gì?

Bản Quyền Là Gì? Bản Quyền Tiếng Anh Là Gì?

Các bước cơ bản đăng ký bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh được coi là một tài sản trí tuệ, là đối tượng trực tiếp của quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện bảo mật bí mật kinh doanh.

Thực tế, trong trường hợp nếu không chắc chắn về việc bảo mật bí mật kinh doanh, một số doanh nghiệp lựa chọn đăng ký sở hữu trí tuệ sáng chế hoặc đăng ký theo một số hình thức khác. Việc đăng ký như vậy có những ưu, nhược điểm nhất định và phụ thuộc và nhu cầu, khả năng của doanh nghiệp.

Việc sử dụng loại tài sản trí tuệ này một cách hợp pháp đồng thời khiến cho các chủ thể khác không thể thực hiện được các hành vi xâm phạm cần có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực. Để tư vấn rõ hơn về cách thức sử dụng bí mật kinh doanh tốt nhất, Công ty Luật Dân Việt hỗ trợ Quý khách hàng qua địa chỉ:

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan