Các cơ sở pháp lý của thủ tục mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) hiện nay diễn ra rất phổ biến giữa các doanh nghiệp, đây được coi như một hướng đi được đông đảo doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên các thủ tục mua bán và sáp nhập doanh nghiệp lại rất phức tạp, đòi hỏi có sự tư vấn của đội ngũ các chuyên gia. Vậy hôm nay Luật Dân Việt chúng tôi sẽ tư vấn cho quý doanh nghiệp về các cơ sở pháp lý của thủ tục mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) hiện nay diễn ra rất phổ biến giữa các doanh nghiệp, đây được coi như một hướng đi được đông đảo doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên các thủ tục mua bán và sáp nhập doanh nghiệp lại rất phức tạp, đòi hỏi có sự tư vấn của đội ngũ các chuyên gia. Vậy hôm nay Luật Dân Việt chúng tôi sẽ tư vấn cho quý doanh nghiệp về các cơ sở pháp lý của thủ tục mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.

Cơ sở pháp lý của thủ tục M&A

Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về thủ tục mua bán và sáp nhập doanh nghiệp như sau:
Về mua bán doanh nghiệp
Đây là hình thức chỉ được phép áp dụng đối với các doanh nghiệp tư nhân, và một số doanh nghiệp nhà nước, bộ phận doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước. Việc mua bán doanh nghiệp tư nhân được quy định trong  Luật doanh nghiệp như sau:
• Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.
• Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
• Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.
• Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định.

Xem thêm:

Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp tư nhân

Thủ tục xin Giấy phép bán hàng đa cấp

Luật Doanh nghiệp có quy định về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp/ công ty như sau:

• Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
• Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;
• Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
Chú ý: Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
Sau khi tìm hiểu các thông tin sau đây, nếu quý doanh nghiệp còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Luật Dân Việt chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan