Khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư nước có nhiều sự lựa chọn về hình thức đầu tư vào Việt Nam. Theo quy định của Luật Đầu tư 2014, có nhiều hình thức đầu tư vào Việt Nam để khách hàng lựa chọn.
Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Các hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan. Trong phạm vi bài viết này, Luật Dân Việt sẽ giúp Quý độc giả có cái nhìn rõ nét hơn về các hình thức đầu tư tại Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành.
Các hình thức đầu tư tại Việt Nam theo quy định pháp luật
Đầu tư trực tiếp
Dự án đầu tư trực tiếp có thể thuộc một trong số các loại hình như sau:
– Thành lập tổ chức kinh tế (100% vốn của nhà đầu tư trong nước/nước ngoài hoặc liên doanh)
– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT
– Đầu tư phát triển kinh doanh (mở rộng qui mô công suất hoặc đổi mới công nghệ…)
– Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
– Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
– Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
Hình thức tổ chức kinh tế có thể thuộc các loại công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty hợp doanh hoặc tập đoàn kinh tế.
Những dự án trong các lĩnh vực dưới đây do Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận và cấp giấy chứng nhận đầu tư:Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực sau:
+ Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không
+ Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia
+ Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản
+ Phát thanh, truyền hình
+ Kinh doanh casino
+ Sản xuất thuốc lá điếu
+ Thành lập cơ sở đào tạo đại học
+ Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế
Xem thêm: Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Dự án đầu tư không thuộc quy định tại mục Đầu tư trực tiếp, không phân biệt nguồn vốn và có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong những lĩnh vực sau:
+ Kinh doanh điện; chế biến khoáng sản; luyện kim
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa
+ Sản xuất, kinh doanh rượu, bia
Dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sau:
+ Kinh doanh vận tải biển
+ Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng
+ In ấn, phát hành báo chí; xuất bản
+ Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Các hình thức đầu tư tại Việt Nam theo quy định pháp luật
Xem thêm:
Hướng Dẫn Đăng Ký Mẫu Dấu Qua Mạng Mới Nhất
Vốn Điều Lệ Là Gì? Vốn Điều Lệ Tiếng Anh Là Gì?
Đầu tư gián tiếp
Khái niệm đầu tư gián tiếp có thể thuộc một trong số các loại hình sau:
+ Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác
+ Thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán hoặc thông qua các định chế tài chính trung gian khác
Các tổ chức là pháp nhân, gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân, không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp, trừ các trường hợp dưới đây:
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm yết thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán là tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết, đăng ký giao dịch của một quỹ đầu tư chứng khoán. Đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần thì tổng số cổ phiếu niêm yết là số cổ phiếu phát hành ra công chúng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các trường hợp đặc thù áp dụng quy định của luật đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế và các quy định pháp luật chuyên ngành khác có liên quan.
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cổ phần hoá hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo pháp luật về cổ phần hoá và chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ áp dụng theo Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ (Phụ lục Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam), ví dụ trong lĩnh vực Ngân hàng, hiện nay Biểu cam kết cụ thể về Dịch vụ quy định tổng số cố phần do các thể nhân và pháp nhân nước ngoài nắm giữ tại mỗi ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng hoặc trong lĩnh vực Viễn thông, Biểu cam kết về Dịch vụ quy định đối với dịch vụ viễn thông cơ bản có hạ tầng mạng, doanh nghiệp nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với mức góp vốn tối đa 49%.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán trái phiếu lưu hành của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán không bị hạn chế tỷ lệ nắm giữ. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trái phiếu chuyển đổi của một tổ chức phát hành, sau khi thực hiện chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu tổ chức phát hành phải đảm bảo tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch của tổ chức đó.
Nhà đầu tư thực hiện việc đầu tư thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán bằng việc mua Chứng chỉ Quỹ của một Quỹ đầu tư. Chứng chỉ Quỹ là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu, hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp và được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các Quỹ đầu tư được hình thành từ Công ty quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ có thể lập nhiều Quỹ đầu tư vào những ngành nghề, quy mô, mục tiêu khác nhau.