Có Nên Thành Lập Công Ty Xây Dựng Hay Không? Vì Sao?

Thành lập công ty xây dựng là việc nhà đầu tư làm thủ tục để yêu cầu Sở Kế hoạch Đầu tư nơi công ty có trụ sở để nhận kết quả thành lập công ty và bắt tay vào kinh doanh các ngành nghề trong lĩnh vực xây dựng mà mình đã dự tính.

Trong bài viết này, Luật Dân Việt sẽ giải đáp xác đáng cho câu hỏi “có nên thành lập công ty xây dựng?” để các nhà đầu tư, cá nhân, tổ chức cân nhắc lựa chọn và có quyết định đúng đắn trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh doanh và nhu cầu sử dụng dịch vụ trên thực tế.

Có nên thành lập công ty xây dựng không?

Để trả lời được câu hỏi “có nên thành lập công ty xây dựng?” cần phải thấy rõ được những lợi ích từ việc kinh doanh của công ty xây dựng. Từ đó có thể quyết định việc thành lập hay không. Dưới đây là những lợi ích mà việc kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng đem tới:

– Là một ngành có tiềm năng bởi kinh tế – xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về cơ sở hạ tầng ngày càng cao. Tại Việt Nam hiện nay thì các thành phố lớn có nhu cầu phát triển mạng lưới nhà ở đô thị, các công trình công cộng, tại nông thôn nhà ở riêng lẻ cũng đang được chú ý bởi nhiều người, vì vậy nhà đầu tư nếu đầu tư vào dịch vụ xây dựng có thể ổn định về doanh thu, lợi nhuận.

– Thành lập công ty sẽ giúp các nhà đầu tư có cơ sở để phát triển dịch vụ xây dựng trên quy mô lớn hơn và có thể được cho phép thực hiện các dịch vụ kinh doanh có điều kiện mà hiện tại ít công ty đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh, từ đó mà có thể thu lại được lợi nhuận cao hơn.

– Với tâm lý của người sử dụng dịch vụ là phải chọn dịch vụ của những đơn vị có uy tín, được nhiều người lựa chọn, có cơ sở để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp không thực hiện đúng nghĩa vụ của hợp đồng dịch vụ nên việc thành lập công ty là cần thiết để mọi người có thể biết tới thương hiệu của công ty mình.

Ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty xây dựng?

Mặc dù pháp luật đã quy định về việc doanh nghiệp được thực hiện kinh doanh ngành nghề pháp Luật không cấm. Tuy nhiên, trên thực tế khi đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký vẫn yêu cầu doanh nghiệp phải ghi nhận ngành nghề kinh doanh. Do đó, để được kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký những ngành nghề sau:

TT Danh mục ngành nghề đăng ký Mã ngành kinh tế
1. Xây dựng nhà các loại 4100
2. Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ 4210
3. Xây dựng công trình công ích 4220
4. Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. Chi tiết:– Xây dựng công trình công nghiệp

– Xây dựng công trình cửa như: Đường thuỷ, bến cảng và các công trình trên sông, các cảng du lịch, cửa cống, đập và đê

– Xây dựng đường hầm

– Các công việc xây dựng khác không phải nhà như: Các công trình thể thao ngoài trời

4290
5. Phá dỡ 4311
6. Chuẩn bị mặt bằng 4312
7. Lắp đặt hệ thống điện 4321
8. Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí 4322
9. Lắp đặt hệ thống xây dựng khác. 4329
10. Hoàn thiện công trình xây dựng 4330
11. Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác. 4390
12. Hoạt động thiết kế chuyên dụng.Chi tiết: Hoạt động trang trí nội, ngoại thất 7410

Trình tự thực hiện giải quyết hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Không những có thể giúp quý độc giả giải đáp thắc mắc “có nên thành lập công ty xây dựng?”, chúng tôi có thể hướng dẫn chi tiết và đầy đủ về cách thức để có kết quả thành lập một công ty:

– Sau khi nhận yêu cầu từ phía khách hàng, chúng tôi đại diện khách hàng thực hiện hồ sơ và nộp tại Sở Kế hoạch Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở, cơ quan đăng ký doanh nghiệp sẽ xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc.

– Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ thực hiện khắc con dấu, thông báo mẫu con dấu của công ty và tiến hành thủ tục công khai các thông tin công ty theo đúng quy định tại Điều 33 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

– Bước cuối cùng: Khách hàng sẽ nhận được kết quả để công ty có thể thực hiện kinh doanh. Lưu ý với các ngành kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Danh mục các ngành kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải chuẩn bị các cơ sở để đáp ứng sau đó xin cấp giấy phép thì mới có được phép bắt tay vào kinh doanh.

Xem thêm:

Nên Thành Lập Công Ty Cổ Phần Hay TNHH?

Thành Lập Công Ty Chế Biến Thực Phẩm

Hồ sơ thành lập công ty xây dựng gồm những gì?

Hồ sơ thành lập công ty xây dựng sẽ gồm những tài liệu sau:

-Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty xây dựng;

– Điều lệ công ty xây dựng được ký bởi các thành viên/cổ đông;

– Danh sách thành viên góp vốn hoặc cổ đông tham gia góp vốn thành lập công ty (áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần)

– Bản sao hợp lệ (bản sao công chứng, chứng thực) một trong các giấy tờ chứng thực: Giấy CMND, Hộ chiếu, thẻ căn cước công dân còn hiệu lực đối với cá nhân;

– Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;

– Quyết định góp vốn tham gia thành lập công ty đối với thành viên là tổ chức (công ty A góp vốn thành lập công ty xây dựng)

Lưu ý khi thành lập công ty xây dựng tại Việt Nam

Lưu ý về vốn điều lệ công ty: Luật Doanh nghiệp và các văn bản liên quan không quy định mức vốn pháp định (mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập) đối với các ngành nghề trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, xây dựng là nghành nghề yêu cầu vốn kinh doanh lớn hơn so với các ngành nghề dịch vụ khác. Do đó, khi thành lập doanh nghiệp, khách hàng nên cân nhắc để đặt vốn phù hợp với ngành nghề kinh doanh tương ứng với khả năng tài chính của thành viên/cổ đông góp vốn.

Về ngành nghề đăng ký kinh doanh: Trường hợp doanh nghiệp sau khi thành lập chỉ đăng ký nhóm ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp thông thường thì không có hạn chế nào về vốn cũng như yêu cầu bằng cấp hay kinh nghiệm gì. Tuy nhiên nếu công ty muốn thực hiện việc thiết kế kiến trúc công trình, doanh nghiệp cần đáp ứng được điều kiện về chứng chỉ hành nghề đối với ngàng nghề thiết kế.

Luật Dân Việt cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Để đưa ra lời khuyên “có nên thành lập công ty xây dựng không?”, luật sư của chúng tôi cũng đã nghiên cứu và đi sâu vào thực tiễn lĩnh vực xây dựng. Với những dịch vụ hiện nay đang cung cấp chúng tôi cũng tập trung dồn nhiều công sức để đem lại cho khách hàng kết quả tốt nhất. Dưới đây là những yếu tố góp phần nên sự thành công của Luật Dân Việt:

– Nhờ thực hiện khai thác thông tin khách hàng và hỗ trợ tư vấn các yếu tố liên quan đến doanh nghiệp một cách tận tình nên Luật Dân Việt có thể nắm bắt cụ thể được thông tin khách hàng đưa ra, có hướng thực hiện thành lập theo đúng quy định nhưng vẫn phù hợp với lợi ích khách hàng;

– Tiếp nhận thông tin của khách hàng chính là các chuyên viên giỏi của chúng tôi, vì vậy mà việc thực hiện sau khi tiếp nhận khá nhanh chóng;

– Thái độ làm việc thân thiện với khách hàng, sáng tạo trong các bước thực hiện thủ tục cùng khả năng phân tích, giải quyết các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình thành lập chính xác và nhanh nhạy nên kết quả nhận được luôn trong thời gian nhanh nhất;

– Tích cực cập nhật các quy định của pháp luật, nghiên cứu mở rộng những quy định mới để áp dụng thực hiện dịch vụ thực tế, quy mô thực hiện dịch vụ đăng ký rộng khắp cả nước, thời gian phản hồi những thắc mắc và tiếp nhận dịch vụ nhanh chóng cũng đang là lợi thế của chúng tôi.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan