Đăng Ký Mã Vạch Cho Sản Phẩm Nhập Khẩu Bằng Cách Nào?

Đăng ký mã vạch cho sản phẩm nhập khẩu được rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng quan tâm tìm hiểu.

Trong xu thế toàn cầu hóa, với tâm lý “sính ngoại” của người tiêu dùng, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài rất được ưa chuộng tại Việt Nam.

Các sản phẩm nhập khẩu có thể đã có mã vạch cũng có thể chưa có mã vạch. Vậy phải làm sao để đăng ký mã vạch cho sản phẩm nhập khẩu tại Việt Nam. Trong nội dung bài viết này, Luật Dân Việt trình bày về từng trường hợp về sản phẩm nhập khẩu.

Trường hợp sản phẩm nhập khẩu đã có mã vạch

Đối với những sản phẩm nhập khẩu về Việt Nam, nếu đơn vị đã được sự đồng ý của công ty nước ngoài thì có thể tiến hành thủ tục đăng ký sử dụng mã nước ngoài.

– Căn cứ pháp lý liên quan đến đăng ký sử dụng mã vạch tại Việt Nam:

Nghị định 74/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị Định số 132/2008;

Thông tư 232/2016 của Bộ Tài Chính quy định về mức thu phí, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã vạch.

– Hồ sơ đăng ký sử dụng mã vạch nước ngoài bao gồm:

Chứng từ ủy quyền của công ty nước ngoài (công chứng) cho phép công ty ở Việt Nam được phép sử dụng mã số của công ty đó;

Bảng liệt kê danh mục sản phẩm, hàng hóa sử dụng mã nước ngoài theo mẫu có sẵn;

Công văn đề nghị sử dụng mã số nước ngoài trên sản phẩm theo mẫu.

– Mức thu phí của thủ tục xác nhận sử dụng mã nước ngoài:

Với hồ sơ ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ: 500.000 đồng/hồ sơ;

Đối với những hồ sơ có trên 50 sản phẩm: 10.000 đồng/mã;

Trường hợp đăng ký mã vạch cho sản phẩm nhập khẩu đối với sản phẩm chưa có mã vạch

Bên cạnh những hàng hóa, sản phẩm được nhập khẩu nguyên vẹn thì có những trường hợp nhập khẩu về Việt Nam để hoàn thiện. Ví dụ như các hãng xe Honda, Toyota… sẽ nhập linh kiện về Việt Nam để tiến hành lắp ráp, hoặc một số hãng thực phẩm sẽ nhập nguyên liệu, công nghệ nước ngoài về Việt Nam để chế biến và tung ra thị trường Việt Nam. Như vậy, muốn đăng ký mã vạch cho những sản phẩm như thế này thì sản phẩm đó phải trải qua một công đoạn sản xuất ở Việt Nam thì có thể tiến hành đăng ký mã vạch Việt Nam.

– Căn cứ pháp lý: tương tự các văn bản như trường hợp 1.

– Hồ sơ đăng ký mã vạch Việt Nam:

Cũng như các trường hợp đăng ký thông thường, hồ sơ đăng ký mã vạch bao gồm:

Bản đăng ký sử dụng mã vạch theo mẫu có ký tên của thủ trưởng đơn vị và đóng dấu;

Danh mục các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng mã vạch;

Giấy tờ cấp phép hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp (bản sao có chứng thực).

Cơ quan giải quyết thủ tục đăng ký mã vạch cho sản phẩm nhập khẩu: Đối với thủ tục ở cả hai trường hợp trên, cơ quan giải quyết thủ tục này vẫn sẽ là Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng tại số 08 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Xem thêm:

Quy Trình Đăng Ký Mã Vạch Sản Phẩm Gồm Mấy Bước?

Thủ Tục Đăng Ký Mã Số Mã Vạch Sản Phẩm Hàng Hóa Như Thế Nào?

Đăng Ký Mã Vạch Hộp Nhựa Có Cách Thức Thực Hiện Thế Nào?

Dịch vụ đăng ký sử dụng mã vạch do Luật Dân Việt cung cấp

Trong lĩnh vực đăng ký mã vạch, Luật Dân Việt không chỉ hỗ trợ thông thường mà tư vấn, hướng dẫn chuyên sâu thủ tục đăng ký liên quan đến các hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu. Với dịch vụ này, Luật Dân Việt sẽ hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp thông qua các hoạt động:

– Tư vấn, hỗ trợ xác định chính xác trường hợp để đăng ký mã vạch cho sản phẩm nhập khẩu;

– Hướng dẫn chọn mã vạch, số lượng, chọn film master phù hợp với sản phẩm và quy mô doanh nghiệp;

– Hỗ trợ làm hồ sơ theo từng trường hợp đăng ký;

– Tiến hành thủ tục tại cơ quan nhà nước thay tổ chức, doanh nghiệp;

– Giải đáp thắc mắc, hướng dẫn sử dụng mã vạch cho doanh nghiệp, tổ chức.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan