Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là việc làm tất yếu của chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ nếu muốn đối tượng sở hữu trí tuệ của mình được bảo hộ bằng quy định của pháp luật (đối với đối tượng sở hữu công nghiệp) và gia tăng lợi thế của chủ sở hữu/tác giả khi tranh chấp xảy ra.
Tài sản trí tuệ là một loại tài sản đặc biệt đối với mỗi cá nhân, tổ chức, đó là kết quả, là sự đúc kết của cả quá trình tư duy và sáng tạo của con người. Thế nhưng hiện nay việc đánh cắp các tài sản trí tuệ này diễn ra ngày càng nhiều, việc cần thiết đặt ra là đăng ký quyền sở hữu trí tuệ để bảo đảm được lợi ích của mình.
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là việc ghi nhận quyền sở hữu các tài sản trí tuệ của chủ sở hữu với cơ quan có thẩm quyền, từ đó được pháp luật công nhận và bảo hộ. Đối tượng của loại hình sở hữu trí tuệ này khá đặc biệt bởi vì đó là những tài sản phi vật chất nhưng lại giá trị kinh tế và giá trị tinh thần to lớn, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, phát triển những giá trị tinh thần của đất nước.
Để đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thì trước hết phải lựa chọn đúng loại hình sở hữu trí tuệ. Về cơ bản việc đăng ký quyền Sở hữu trí tuệ được chia thành ba loại chính:
– Quyền tác giả và quyền liên quan;
– Sở hữu giống cây trồng;
– Sở hữu công nghiệp, trong Sở hữu công nghiệp có 07 đối tượng là:
+ Sáng chế, giải pháp hữu ích;
+ Kiểu dáng công nghiệp;
+ Mạch tích hợp bán dẫn;
+ Chỉ dẫn địa lý;
+ Nhãn hiệu (Thương hiệu, logo);
+ Bí mật kinh doanh;
+ Tên thương mại.
Sự cần thiết khi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Hiện nay, nhiều cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được sự cần thiết của việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ của mình ở cả trong nước và nước ngoài, đặc biệt là ở các thị trường xuất khẩu giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thâm nhập thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác, khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế quốc tế và bảo vệ quyền lợi chính đáng, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển hơn.
Khi cá nhân, tổ chức đã được cấp văn bằng đối với tài sản trí tuệ của mình thì nếu phát hiện ra bất kì hành vi xâm phạm nào đến đối tượng bảo hộ, họ có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu luật pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đó bằng các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Ngoài ra, chủ sở hữu cũng có thể yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu để phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi xuất, nhập khẩu hàng hoá xâm phạm quyền.
Xem thêm:
Chứng Nhận Đăng Ký Mã Vạch Là Gì? Làm Sao Để Được Cấp?
Điều Kiện Để Đăng Ký Mã Vạch Doanh Nghiệp Cần Biết!
Thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Với mỗi đối tượng sở hữu trí tuệ khác nhau thì thủ tục đăng ký và thời gian đăng ký cũng khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều trải qua các giai đoạn chính là:
– Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ;
– Thẩm định hồ sơ;
– Cấp văn bằng bảo hộ.
Đối với những trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định pháp luật, không đáp ứng yêu cầu bảo hộ thì cơ quan có thẩm quyền có thể ra thông báo yêu cầu người nộp đơn phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ về cả mặt hình thức và mặt nội dung. Phức tạp hơn thì người nộp đơn phải bổ sung giấy tờ, tài liệu làm công văn phúc đáp để nêu bật được tính mới, tính sáng tạo,… trong đối tượng bảo hộ của mình. Trường hợp người nộp đơn không bảo đảm được những yêu cầu đặt ra với đối tượng bảo hộ thì lúc này cơ quan có thẩm quyền sẽ ra Quyết định từ chối cấp văn bằng.